𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐮 𝐠𝐚̣𝐨 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐛𝐚́𝐧 𝐠𝐢𝐚́ 𝐪𝐮𝐚́ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩
(KTSG) – “Chỉ nên thỏa thuận và có biên độ tăng, giảm, trong ngành hàng gạo với nhau, trong từng giai đoạn thị trường thay đổi liên tục. Không nên quy định giá sàn, vừa mất tính thị trường, vừa khiến doanh nghiệp bị động khi giá sàn cao, khó xuất khẩu gạo”, TS. Nguyễn Công Thành, Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp hữu cơ Á châu (AOI), trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
V𝐚̂́n đ𝐞̂̀ 𝐤h𝐨̂n𝐠 𝐧ằ𝐦 𝐨̛̉ 𝐯i𝐞̣̂c q𝐮y đ𝐢̣n𝐡 𝐠i𝐚́ 𝐬à𝐧
Sự việc một doanh nghiệp xuất khẩu bỏ thầu thấp để trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia đang đặt ra một tình huống gây tranh luận. Một luồng quan điểm cho rằng hành vi trên là việc bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành lúa gạo, từ đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất cần có giá sàn xuất khẩu gạo.
Có thể hiểu, giá sàn xuất khẩu gạo là giá trị thấp nhất cho các hợp đồng xuất khẩu của gạo Việt Nam, được quy định tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định. Trên lý thuyết, giá sàn sẽ khống chế mức giá doanh nghiệp được dùng để bỏ thầu, đảm bảo giá gạo xuất khẩu không rơi xuống mức quá thấp, đảm bảo mức giá mua lúa gạo từ người nông dân không bị giảm tương ứng.
Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động kinh doanh sẽ đặt ra một số tình huống khiến doanh nghiệp phải có cách hành xử kịp thời. Chẳng hạn, khi giá đang giảm, doanh nghiệp gặp tình trạng gạo tồn kho số lượng lớn. Họ cũng đang phải chịu nợ lãi ngân hàng từng ngày. Những yếu tố trên rất dễ ảnh hưởng đến vấn đề chào giá của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh, doanh nghiệp không muốn bán giá quá thấp vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của chính họ. Một vài doanh nghiệp gặp rủi ro chưa đủ để đại diện cho ngành gạo nói chung. Trước đây, chúng ta đã quy định giá sàn xuất khẩu gạo và giải pháp đó xuất hiện nhiều khiếm khuyết như doanh nghiệp mất tính chủ động; nặng cơ chế “xin – cho”; là cơ chế phi thị trường; tạo cơ chế không công bằng và điều kiện cho tiêu cực…
Tôi đã thảo luận với đồng nghiệp và chúng tôi cho rằng không nên quy định giá sàn, vừa mất tính thị trường, vừa khiến doanh nghiệp bị động khi giá sàn cao, khó xuất khẩu gạo.
Thay vào đó, chỉ nên thỏa thuận và có biên độ tăng/giảm, trong ngành hàng gạo với nhau, mức giá này áp dụng trong từng giai đoạn và có thể thay đổi liên tục theo biến động của thị trường.
Để đảm bảo lợi ích người nông dân trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo, quy định giá sàn hay không quy định giá sàn không phải là giải pháp. Vấn đề này là một ma trận hết sức phức tạp và giải pháp cuối cùng có tính quyết định là năng lực điều hành vĩ mô của các nhà quản lý, bao gồm giải ngân vốn vay phù hợp cho doanh nghiệp; tạo các điều kiện và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cạnh tranh với thị trường quốc tế và quan trọng nhất là tránh sự cạnh tranh nội địa thiếu lành mạnh. Một giải pháp đơn độc không thể thành công.
𝑵𝒈𝒂̆𝒏 𝒄𝒉𝒂̣̆𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒃𝒂́𝒏 𝒑𝒉𝒂́ 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒏𝒂̀𝒐?
Trở lại lo ngại về việc bán phá giá có thể ảnh hưởng tới mặt bằng giá chung của ngành gạo trong nước, điều này chỉ xảy ra khi nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách cạnh tranh này, bán gạo với số lượng quá lớn và trong thời gian kéo dài. Như đã đề cập ở trên, cần thống nhất một mức giá chung và có biên độ tăng/giảm trong nội bộ ngành. Các cơ quan chuyên môn cần thông tin/dự báo biên độ giá theo thời giá thị trường để khuyến cáo và đưa ra các mức giá tham khảo như là giải pháp chống bán phá giá gây thiệt hại chung.
Và ngay cả khi thống nhất với phương án này, trong trường hợp giá thị trường biến động mà các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thống nhất giá kịp thời, khi bỏ thầu, vẫn cần cho phép một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp linh hoạt đủ để gạo Việt Nam thắng thầu.
Tiếp cận theo hướng này, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp rất quan trọng. Hiệp hội phải giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp và nông dân cùng phát triển. Muốn vậy, hiệp hội nên tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng/nông dân, hướng tới môi trường và phát triển bền vững. Hiệp hội phải đi đầu trong các chương trình sản xuất lúa gạo tiên tiến, phù hợp với xu hướng của thị trường như giảm phát thải, chất lượng cao, an toàn và hữu cơ hoặc sản xuất lúa gạo bền vững (SRP) có chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn thị trường quốc tế, nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam để tăng năng lực cạnh tranh về giá bán. Hiệp hội cần tranh thủ mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo theo nhu cầu từng thị trường, chất lượng và giá trị. Hiệp hội cập thật thông tin về giá tham khảo thường xuyên cho doanh nghiệp và quan trọng là tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi trong việc giải ngân vốn thu mua lúa từ nông dân, để doanh nghiệp không bị sức ép về lãi suất cao ảnh hưởng đến giá bán gạo xuất khẩu.
Theo Khánh Nguyên (Báo Kinh tế Sài Gòn Online, 16/6/2024)
https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-gao-khong-muon-ban-gia-qua-thap/?zarsrc=10&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo
#organic #agriculture #EU #JAS #USDA #Hữucơ #Lúa #Gạo #Rice #Farmer #Cooperative #Nôngnghiệp #AOI #ViệtNam #MekongDelta