AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

        Vào các ngày 09 và 31/8/2021, Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp hữu cơ Á Châu (gọi tắt là AOI) tổ chức hội thảo trực tuyến với mục tiêu củng cố phát triển liên kết, nâng cao năng lực Hợp tác xã (HTX) và bàn thảo xây dựng “Quỹ dự phòng hỗ trợ rủi ro, biến đổi khí hậu trong chuỗi liên kết” (gọi tắt là quỹ Dự phòng rủi ro) giữa các HTX và các doanh nghiệp tham gia các dự án liên kết ở các tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng. Đây là một nội dung hoạt động trong chương trình hợp tác giữa Viện AOI với Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh cùng thực hiện dự án liên quan do Tổ chức Oxfam Việt Nam tài trợ.

 

Hình ảnh cuộc họp trực tuyến

 

        Xuất phát từ sáng kiến và nguyện vọng của các bên trong chuỗi liên kết, và được sự thúc đẩy của dự án mong muốn thí điểm xây dựng quỹ Dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ cho nông dân trong chuỗi liên kết khắc phục những rủi ro do biến đổi khi hậu, rủi ro về giá cả, thiên tai, mất mùa và phát triển sinh kế tăng thu nhập cải thiện đời sống.

 

        Là một mô hình thí điểm nên rất cần sự bàn thảo sâu rộng giữa các bên. Viện AOI là bên tư vấn hỗ trợ việc xây dựng Quy chế/Điều lệ cho quỹ Dự phòng rủi ro. Bước đầu Hội thảo thống nhất một số điều như sau:

        - Phạm vi quỹ: Chỉ tập trung vào riêng từng HTX liên kết với doanh nghiệp

       - Mục tiêu:

             + Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp khi xảy ra rủi ro, thiên tai

             + Hỗ trợ vốn cho phát triển sinh kế hộ bền vững

       - Nguyên tắc: Nguồn quỹ duy trì, phát triển trên nguyên tắc không vì lợi nhuận

       - Nguồn vốn huy động:

             + Từ nông dân tham gia HTX

             + Từ doanh nghiệp liên kết

             + Vốn tự bổ sung: cho vay lãi xuất thấp từ nguồn quỹ

             + Sự hỗ trợ từ các nguồn quỹ khác

       - Lĩnh vực sử dụng quỹ:

             + Sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp

             + Chế biến, tiêu thụ sản phẩm

       - Tổ chức chỉ đạo và điều hành: Tổ chức đại hội bầu ra ban quản lý nguồn quỹ.

       - Mức độ hỗ trợ dự thảo: 70% thiệt hại hoặc cho vay không hoàn lãi.

       

       Trên đây là một số nội dung cơ bản của dự thảo về kế hoạch xây dựng quỹ dự phòng rủi ro, kế hoạch sẽ được nhóm thực hiện dự án tiếp tục soạn thảo gởi các bên liên quan tham khảo, bổ sung hoàn thiện.

Kính gửi: Quý đơn vị

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) của Việt Nam đang chuyển biến một cách tích cực nhờ sự quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm, sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo quản lý Nhà nước và Ban ngành địa phương trong việc ban hành các Nghị quyết, Chính sách nhằm định hướng, hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn Quốc tế và Việt Nam. Mặc dù vậy, trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như áp dụng các quy trình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Quốc tế, đào tạo tập huấn đội ngũ nông dân sản xuất,… đặc biệt là việc cung ứng nguồn vật tư đầu vào, phù hợp, được công nhận đang còn là một trở ngại lớn trong sản xuất hữu cơ. Bên cạnh đó, việc áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong canh tác hữu cơ như các khâu làm đất, gieo sạ, phòng trừ cỏ dại trong sản xuất trong điều kiện không dùng thuốc diệt cỏ cũng là một thách thức lớn cho sản xuất hữu cơ, nhất là đối với lúa. Mặc khác, một thách thức nữa là việc áp dụng các công nghệ sau thu hoạch, hay loại chế phẩm an toàn nào có thể phục vụ bảo quản, chế biến sản phẩm một cách phù hợp và được công nhận trong hệ thống hữu cơ, v.v…

 

Vì vậy, để cùng nhau tìm ra giải pháp cho những vấn đề thách thức, tồn tại nói trên, Viện Nghiên Cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI) dự định tổ chức Hội thảo với chủ đề:

“Áp dụng đầu vào, cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ”  

 

Các nội dung chính của Hội thảo:

     -  Những chính sách, chủ trương hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ nói chung và liên quan đến việc áp dụng đầu vào, cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ của các tỉnh.

     -  Các báo cáo, công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nói trên của Hội thảo.

     -  Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất hữu cơ của doanh nghiệp và địa phương.

     -  Các mô hình sản xuất bền vững, hữu cơ đang áp dụng các đầu vào, chế phẩm bảo vệ thực vật, cơ giới và thực hành bảo quản, chế biến sản phẩm với những ưu - nhược điểm của chúng tại đơn vị.

     -  Giới thiệu các sản phẩm, chế phẩm đầu vào hữu cơ; Các giải pháp công nghệ 4.0; Cơ giới hóa hữu ích; và Các giải pháp công nghệ sau thu hoạch (đặc biệt) phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ.

 

Thời gian dự kiến: Dự kiến quý IV năm 2021, sau khi đại dịch Covid-19 được vãn hồi sẽ thông báo ngày giờ, địa điểm cụ thể.

Thành phần tham dự: Đại diện Ban ngành địa phương của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và xuất khẩu, các doanh nghiệp cung ứng cơ giới hóa Nông nghiệp và các công nghệ sau thu hoạch và cùng các nhà khoa học chuyên ngành.

 Ban tổ chức HT xin trân trọng Thông báo và Kính mời: Quý đơn vị

Tham gia viết bài tham luận hoặc gửi bài viết đóng góp cho Hội thảo (bài viết không quá 10 trang đánh máy và 3 tài liệu tham khảo, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, canh lề trên và dưới 2 cm, lề trái 3 cm, lề phải 1,5 cm). Để thuận tiện cho việc kịp biên tập, bài viết xin gửi qua thư điện tử theo địa chỉ Ban tổ chức Hội thảo (E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.) trước ngày 30 tháng 10 năm 2021.

Để biết thêm thông tin xin liên hệ TS. Trần Thị Kiều Trang, số điện thoại: 0917304559.

 

Viện AOI và Ban tổ chức Hội thảo xin trân trọng cảm ơn./.

                                                                                                                                        TM  TỔ CHỨC HỘI THẢO

 

 

 

 

🌾𝐕𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐀𝐎𝐈 𝐠𝐨́𝐩 𝐩𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐜𝐚́𝐜 𝐇𝐓𝐗 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐨̂ 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐥𝐮́𝐚 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐒𝐑𝐏🌾
 
Năm 2024, được sự hợp tác của các tổ chức GIZ, Rikolto, viện AOI đã phối hợp với các tổ chức nông nghiệp các tỉnh vùng dự án đào tạo nông dân các HTX và nhóm IMS biết cách quản lý chuỗi sản xuất và lưu thông phân phối cùng quản lý hồ sơ chuỗi để đạt các tiêu chí công nhận tiêu chuẩn SRP.
 
472215117 3785370528384029 8940609516459675188 n
Hình 1. Viện AOI hồ trợ tư vấn chứng nhận SRP tại HTX Bình Thành
 
- Nỗ lực của chuyên gia viện AOI và bà con nông dân HTX Bình Thành, tỉnh Đồng Tháp đã được đáp ứng qua việc đạt chứng nhận TC SRP. Xin chúc mừng HTX Bình Thành.
 
472086537 3785370515050697 8819852918688474450 n
Hình 2. HTX Bình Thành đạt chứng nhận SRP với số điểm vượt mong đợi
 
- Trong sản xuất theo tiêu chuẩn chúng tôi cho rằng nông dân khi đạt được, nông dân có thể vươn tới các tiêu chí cao hơn như tiêu chuẩn hữu cơ.
 
471951200 3785447645042984 3758849250196269943 n
Hình 3. Viện AOI đồng hành cùng HTX xã trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP
 
- Năm tới Viện AOI mong muốn tiếp tục hợp tác với các bên liên quan để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, SRP và hữu cơ.
 
z6227121416096 7608fa67bbf949be8270b24402fd2aed
Bước sang năm mới, Viện AOI xin kính chúc các đối tác một năm dồi dào sức khỏe, kinh doanh thành công, gặp nhiều may mắn, tiếp tục ủng hộ và tin tưởng vào chúng tôi. Chúc quý khách năm mới an khang, thịnh vượng!
Xin cám ơn sự hợp tác và hỗ trợ của tất cả các bạn.
 
Nhóm Admin Viện AOI
 
Mọi thông tin xin liên hệ:
Trang web Viện AOI: www.asiaorganic.org
☎️Liên hệ: (+84)974957879
📬Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
🌾𝐕𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐀𝐎𝐈 𝐠𝐨́𝐩 𝐩𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐜𝐚́𝐜 𝐇𝐓𝐗 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐨̂ 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐥𝐮́𝐚 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐒𝐑𝐏🌾
 
Năm 2024, được sự hợp tác của các tổ chức GIZ, Rikolto, viện AOI đã phối hợp với các tổ chức nông nghiệp các tỉnh vùng dự án đào tạo nông dân các HTX và nhóm IMS biết cách quản lý chuỗi sản xuất và lưu thông phân phối cùng quản lý hồ sơ chuỗi để đạt các tiêu chí công nhận tiêu chuẩn SRP.
 
472215117 3785370528384029 8940609516459675188 n
Hình 1. Viện AOI hồ trợ tư vấn chứng nhận SRP tại HTX Bình Thành
 
- Nỗ lực của chuyên gia viện AOI và bà con nông dân HTX Bình Thành, tỉnh Đồng Tháp đã được đáp ứng qua việc đạt chứng nhận TC SRP. Xin chúc mừng HTX Bình Thành.
 
472086537 3785370515050697 8819852918688474450 n
Hình 2. HTX Bình Thành đạt chứng nhận SRP với số điểm vượt mong đợi
 
- Trong sản xuất theo tiêu chuẩn chúng tôi cho rằng nông dân khi đạt được, nông dân có thể vươn tới các tiêu chí cao hơn như tiêu chuẩn hữu cơ.
 
471951200 3785447645042984 3758849250196269943 n
Hình 3. Viện AOI đồng hành cùng HTX xã trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP
 
- Năm tới Viện AOI mong muốn tiếp tục hợp tác với các bên liên quan để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, SRP và hữu cơ.
 
z6227121416096 7608fa67bbf949be8270b24402fd2aed
Bước sang năm mới, Viện AOI xin kính chúc các đối tác một năm dồi dào sức khỏe, kinh doanh thành công, gặp nhiều may mắn, tiếp tục ủng hộ và tin tưởng vào chúng tôi. Chúc quý khách năm mới an khang, thịnh vượng!
Xin cám ơn sự hợp tác và hỗ trợ của tất cả các bạn.
 
Nhóm Admin Viện AOI
 
Mọi thông tin xin liên hệ:
Trang web Viện AOI: www.asiaorganic.org
☎️Liên hệ: (+84)974957879
📬Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

𝑿𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒉𝒆̣̂ 𝒕𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂̉𝒏 𝒍𝒚́ 𝒏𝒐̣̂𝒊 𝒃𝒐̣̂ (𝑰𝑴𝑺)

   Những tháng đầu năm 2024, trong khuôn khổ dự án GIZ về xây dựng hệ thống quản lý nội bộ (IMS), nhằm đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn chất lượng Organic /SRP, Viện AOI tham gia và phối hợp các địa phương tổ chức tập huấn các nội dung liên quan cho 08 HTX trong vùng dự án khắp 6 tỉnh vùng ĐBSCL gồm: HTX Tôm-Lúa Thuỷ Nông và HTX Thuận Phát tỉnh Kiên Giang, HTX Phú Thạnh tỉnh An Giang, HTX Hiếu Lực tỉnh Hậu Giang, HTX Hưng Lợi và HTX Tân Lập tỉnh Sóc Trăng, HTX Khiết Tâm TP. Cần Thơ và HTX Phú Thọ tỉnh Đồng Tháp.

GIZ9

Hình 1. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

   Các buổi tập huấn được chuẩn bị hết sức chu đáo nhằm đem đến sự thành công về mặt thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ hoặc tiêu chuẩn SRP. Tham gia tập huấn, với sự có mặt đầy đủ cán bộ quản lý các HTX, nông dân thành viên HTX và các thành viên được chọn trong nhóm IMS. Giảng viên trao đổi kỹ cách thực hiện quy trình sản xuất lúa hữu cơ và cách nâng cao điểm chuẩn SRP; Nông dân biết cách ghi chép nhật ký sản xuất, các thành viên nhóm IMS có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm.

GIZ3

Hình 2. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

   Qua nhiều đợt tập huấn, các HTX đã nắm được quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ hoặc tiêu chuẩn SRP định hướng chứng nhận song song với việc hình thành nhóm IMS biết cách hoạt động, quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn, biết cách xây dựng và áp dụng bộ hồ sơ nhằm đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn chứng nhận.

GIZ1

Hình 3. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

   Trong thời gian tiến hành dự án, Viện AOI đã nỗ lực kết nối các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và ý thức xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về giá trị và chất lượng sản phẩm lúa gạo tham gia liên kết với các HTX vùng dự án. Việc kết nối cũng được một số công ty quan tâm. Tuy nhiên, thật sự rất ít công ty tham gia dạng liên kết từ đầu này nên chưa thể đáp ứng nguyện vọng của các HTX và bà con nông dân đang định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn và chất lượng hữu cơ/SRP.

GIZ2GIZ6

Hình 4. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

   Những HTX trên đây đã được dự án GIZ, Viện AOI và các bên tham gia quyết tâm xây dựng các vùng nguyên liệu lúa đáp ứng theo các tiêu chuẩn hữu cơ/SRP. Cách tổ chức sản xuất, hoạt động nhóm IMS, bộ hồ sơ chứng nhận… đã được chuyển giao cho các HTX nói trên nên các HTX này rất có triển vọng đáp ứng sản xuất vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ/SRP mà các doanh nghiệp đang có nhu cầu.

GIZ7

Hình 5. Tìm kiếm và liên kết doanh nghiệp để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm hữu cơ /SRP

   Vì vậy, chúng tôi kêu gọi sự tham gia liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm và xây dựng thương hiệu sản phẩm cộng đồng, để cùng chúng tôi tranh thủ thành quả đạt được của dự án, liên kết với các HTX nói trên để thực hiện sản xuất tại vùng nguyên liệu lúa hữu cơ /SRP, đã sẵn sàng nhằm góp phần cải thiện đời sống của nông dân, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

   Nếu có quan tâm xin hãy kết nối hoặc liên hệ với chúng tôi.

   Xin chân thành cảm ơn.

Nhóm Admin Viện AOI

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐮 𝐠𝐚̣𝐨 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐛𝐚́𝐧 𝐠𝐢𝐚́ 𝐪𝐮𝐚́ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩

(KTSG) – “Chỉ nên thỏa thuận và có biên độ tăng, giảm, trong ngành hàng gạo với nhau, trong từng giai đoạn thị trường thay đổi liên tục. Không nên quy định giá sàn, vừa mất tính thị trường, vừa khiến doanh nghiệp bị động khi giá sàn cao, khó xuất khẩu gạo”, TS. Nguyễn Công Thành, Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp hữu cơ Á châu (AOI), trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

58964C12 018A 4C41 AE83 5818A0EC8EE2

V𝐚̂́n đ𝐞̂̀ 𝐤h𝐨̂n𝐠 𝐧ằ𝐦 𝐨̛̉ 𝐯i𝐞̣̂c q𝐮y đ𝐢̣n𝐡 𝐠i𝐚́ 𝐬à𝐧

Sự việc một doanh nghiệp xuất khẩu bỏ thầu thấp để trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia đang đặt ra một tình huống gây tranh luận. Một luồng quan điểm cho rằng hành vi trên là việc bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành lúa gạo, từ đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất cần có giá sàn xuất khẩu gạo.

Có thể hiểu, giá sàn xuất khẩu gạo là giá trị thấp nhất cho các hợp đồng xuất khẩu của gạo Việt Nam, được quy định tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định. Trên lý thuyết, giá sàn sẽ khống chế mức giá doanh nghiệp được dùng để bỏ thầu, đảm bảo giá gạo xuất khẩu không rơi xuống mức quá thấp, đảm bảo mức giá mua lúa gạo từ người nông dân không bị giảm tương ứng.

Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động kinh doanh sẽ đặt ra một số tình huống khiến doanh nghiệp phải có cách hành xử kịp thời. Chẳng hạn, khi giá đang giảm, doanh nghiệp gặp tình trạng gạo tồn kho số lượng lớn. Họ cũng đang phải chịu nợ lãi ngân hàng từng ngày. Những yếu tố trên rất dễ ảnh hưởng đến vấn đề chào giá của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, doanh nghiệp không muốn bán giá quá thấp vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của chính họ. Một vài doanh nghiệp gặp rủi ro chưa đủ để đại diện cho ngành gạo nói chung. Trước đây, chúng ta đã quy định giá sàn xuất khẩu gạo và giải pháp đó xuất hiện nhiều khiếm khuyết như doanh nghiệp mất tính chủ động; nặng cơ chế “xin – cho”; là cơ chế phi thị trường; tạo cơ chế không công bằng và điều kiện cho tiêu cực…

Tôi đã thảo luận với đồng nghiệp và chúng tôi cho rằng không nên quy định giá sàn, vừa mất tính thị trường, vừa khiến doanh nghiệp bị động khi giá sàn cao, khó xuất khẩu gạo.

Thay vào đó, chỉ nên thỏa thuận và có biên độ tăng/giảm, trong ngành hàng gạo với nhau, mức giá này áp dụng trong từng giai đoạn và có thể thay đổi liên tục theo biến động của thị trường.

Để đảm bảo lợi ích người nông dân trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo, quy định giá sàn hay không quy định giá sàn không phải là giải pháp. Vấn đề này là một ma trận hết sức phức tạp và giải pháp cuối cùng có tính quyết định là năng lực điều hành vĩ mô của các nhà quản lý, bao gồm giải ngân vốn vay phù hợp cho doanh nghiệp; tạo các điều kiện và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cạnh tranh với thị trường quốc tế và quan trọng nhất là tránh sự cạnh tranh nội địa thiếu lành mạnh. Một giải pháp đơn độc không thể thành công.

𝑵𝒈𝒂̆𝒏 𝒄𝒉𝒂̣̆𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒃𝒂́𝒏 𝒑𝒉𝒂́ 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒏𝒂̀𝒐?

Trở lại lo ngại về việc bán phá giá có thể ảnh hưởng tới mặt bằng giá chung của ngành gạo trong nước, điều này chỉ xảy ra khi nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách cạnh tranh này, bán gạo với số lượng quá lớn và trong thời gian kéo dài. Như đã đề cập ở trên, cần thống nhất một mức giá chung và có biên độ tăng/giảm trong nội bộ ngành. Các cơ quan chuyên môn cần thông tin/dự báo biên độ giá theo thời giá thị trường để khuyến cáo và đưa ra các mức giá tham khảo như là giải pháp chống bán phá giá gây thiệt hại chung.

Và ngay cả khi thống nhất với phương án này, trong trường hợp giá thị trường biến động mà các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thống nhất giá kịp thời, khi bỏ thầu, vẫn cần cho phép một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp linh hoạt đủ để gạo Việt Nam thắng thầu.

Tiếp cận theo hướng này, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp rất quan trọng. Hiệp hội phải giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp và nông dân cùng phát triển. Muốn vậy, hiệp hội nên tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng/nông dân, hướng tới môi trường và phát triển bền vững. Hiệp hội phải đi đầu trong các chương trình sản xuất lúa gạo tiên tiến, phù hợp với xu hướng của thị trường như giảm phát thải, chất lượng cao, an toàn và hữu cơ hoặc sản xuất lúa gạo bền vững (SRP) có chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn thị trường quốc tế, nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam để tăng năng lực cạnh tranh về giá bán. Hiệp hội cần tranh thủ mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo theo nhu cầu từng thị trường, chất lượng và giá trị. Hiệp hội cập thật thông tin về giá tham khảo thường xuyên cho doanh nghiệp và quan trọng là tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi trong việc giải ngân vốn thu mua lúa từ nông dân, để doanh nghiệp không bị sức ép về lãi suất cao ảnh hưởng đến giá bán gạo xuất khẩu.

Theo Khánh Nguyên (Báo Kinh tế Sài Gòn Online, 16/6/2024)

https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-gao-khong-muon-ban-gia-qua-thap/?zarsrc=10&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

#organic #agriculture #EU #JAS #USDA #Hữucơ #Lúa #Gạo #Rice #Farmer #Cooperative #Nôngnghiệp #AOI #ViệtNam #MekongDelta

𝑳𝒆̂̃ 𝒌𝒊́ 𝒌𝒆̂́𝒕 “𝑻𝒉𝒐̉𝒂 𝒕𝒉𝒖𝒂̣̂𝒏 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒕𝒂́𝒄 𝒍𝒊𝒆̂𝒏 𝒌𝒆̂́𝒕 𝒔𝒂̉𝒏 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝒕𝒉𝒖̣”

 

     Trong khuôn khổ dự án do Viện AOI xây dựng theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Có thể là hình ảnh về 5 người, cái bục và văn bản cho biết 'HỢP TÁC XÃ NÃNGNGHIỆP VỌNGĐÔNG NÃNG VIỆN AOI HOPTACXANOỆP ĐÔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC AAN Lànhgoa-Ngon.com LÊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA HỮU CƠ TẠI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VỌNG ĐÔNG THUỘC NỘI DUNG DỰ ÁN "XÂY DỰNG MÃ HÌNH SẢNLXUẤT LÚA ÁP DỤNG CÃNG NGHỆ CAO ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HỮ NỐI TRƯỜNG TIÊU THỤ" Đông, 08 tháng 03 năm 2024'Có thể là hình ảnh về 7 người, bàn, bệnh viện và văn bản
 
Hinh 1. Lễ kí kết “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại HTX Nông nghiệp Vọng Đông
 
     Ngày 8/3/2024, Lễ kí kết “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại HTX Nông nghiệp Vọng Đông thuộc nội dung Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa áp dụng công nghệ cao được chứng nhận hữu cơ – kết nối thị trường tiêu thụ” đã được ký kết giữa ba bên gồm: HTX Nông nghiệp Vọng Đông – Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI)-Công ty Lương thực A An.
 
     Lễ kí kết diễn ra trước sự chứng kiến của các thành vên HTX Vọng Đông, Cán bộ và nhân viên Viện AOI và Công ty A An, thuộc Tập đoàn Tân Long. Về phía các cơ quan quản lý có Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, Cán bộ Nông nghiệp huyện Thoại Sơn và UBND xã Vọng Đông.
 Có thể là hình ảnh về 5 người, bệnh viện, cái bục và văn bản cho biết 'HQPTCXANNGG NGHIỆP VIỆN AOI CÃNGTYLƯƠNGTHỰCAAN AAN LỄ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁCLIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA HỮU CƠ TẠI XÃ NÔNG NGHIỆP VỌNG ĐÔNG THUỘC NỘI DUNG DỰ ÁN MÃ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ÁP DỤNG CÃNG NGHỆ CAO HỨNG NHẬN HỮU CƠ KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG TIÊILTHU" Vong Đông, ngày'Có thể là hình ảnh về 8 người, mọi người đang học và văn bản cho biết 'HỢP TÁC XÃ NÃNG NGHIỆP VỌNG ĐÔNG VIỆN AOI ĐÔNG CONGTYLUONGTHUCAAN LỄ KÝ KẾT AAN THỎA THUẬN HỢP TÁCLIÊN KẾT SẢN XUẤTVÀ TIÊU TẠI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VỌNG ĐÔNG THUỘC NỘI DUNG DỰA "XÂY DỰNG MÃ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ÁP DỤNG CÃNG NGHỆ CAO ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HỮU CƠ KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ" Vọng Đông, ngày 08 tháng 03 năm 2024 (နာားပပရ်)စ၂) আ LÀNH AAN 01900 68 CƠM GẠO NGON'
 Hinh 1.Lễ kí kết “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại HTX Nông nghiệp Vọng Đông
     Buổi lễ kí kết hết sức trang trọng và đầy ấn tượng đã thành công tốt đẹp sau nhiều năm tháng tìm hiểu, kết nối và trải qua thời gia dài thử thách lòng tin giữa các bên. Viện AOI đóng vai trò xây dựng dự án, kết nối giữa các bên, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tư vấn xây dựng mô hình sản xuất lúa áp dụng công nghệ cao từ an toàn tiến đên chứng nhận hữu cơ ; HTX Vọng Đông đóng vai trò tiên phong, kiểu mẫu trong việc sản xuất theo hướng hợp tác hóa, sản xuất theo hướng hiện đại, tập trung đất đai và có quy mô lớn; Công ty Lương thực A An đóng vai trò tiên phong trong việc kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và môi trường, kết nối thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm an toàn và hướng tới chứng nhận hữu cơ của HTX Vọng Đông.
 
     Liên kết sản xuất và tiêu thụ của các bên ở HTX Vọng Đông là một kiểu liên kết có tính mới và đầy sáng tạo, đánh dấu sự tiên phong và sẵn sàng của các bên liên quan nhằm nắm bắt cơ hội góp phần thực hiện Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".
 
Nhóm Admin Viện AOI
Xem thông tin chi tiết
Số người tiếp cận bài viết: 178
 
 
Tất cả cảm xúc:
Nguyễn Tuấn Anh, Hoàng Thừa và 8 người khác
 
 
 
XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU CÂY QUẾ VÀ CHÈ SẢN XUẤT THEO TIÊU CHUẨN HỮU CƠ TỈNH QUẢNG NGÃI 
 
   7f8a07e3828a2ed4779b
Nguồn hình: Viện AOI tham quan vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi
 
     Ngày 26/2/2024 nhóm chuyên gia Viện AOI hợp tác với các đối tác ở Quảng Ngãi xây dựng vùng nguyên liệu cây quế và chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Đoàn đã đi khảo sát vùng chè từ mục chục năm tuổi cho đến 200 năm tuổi; vùng quế đã trên dưới chục năm tuổi.
b8bc4503c16a6d34347b3ed85cb1d9d875862cc936f4ecf96990c5ce9c81
Nguồn hình: Viện AOI khảo sát vùng nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi
 
     Ngày 27/2/2024 đoàn tiếp tục khảo sát vùng quế và gừng. Thuộc xã huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi.
 
a623c24a4723eb7db232
Nguồn hình: Viện AOI
     
     Hợp tác phát triển Nông nghiệp Hữu cơ giữa Viện AOI và Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Trà Bồng và với GĐ sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ngày 27/2/2024.
 
     Nhóm Admin Viện AOI
 

TẬP HUẤN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH SÓC TRĂNG

     Viện AOI thực hiện tập huấn cho bà con nông dân tại tỉnh Sóc Trăng trong khuôn khổ Dự án: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2025”.

     Quá trình tâp huấn diễn ra tại nhiều huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng:

     Ngày 3/10/2023, cán bộ Viện AOI tiến hành tập huấn tại xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Viện AOI luôn cố gắng mang lại những kiến thức hữu ích cũng như truyền lửa cho bà con nông dân trong công tác thực hiện nông nghiệp hữu cơ. Quá trình thay đổi nhận thức và chuyển đổi canh tác hóa học sang hữu cơ là khó khăn nhất, đòi hỏi sự quyết tâm thực hiện cũng như nông dân phải thực sự hiểu rõ giá trị của thực hiện nông nghiệp hữu cơ thì mới có thể thực hiện được.

IMG 4368

Hình 1. Viện AOI thực hiện tập huấn nông nghiệp hữu cơ cho nông dân xã Tân Long, Ngã Năm, Sóc Trăng

     Ngày 4/10/2023, các bộ Viện AOI tiếp tục tập huấn tại HTX Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

d2ff7b91ef9dd80ba299e882236d2202

Hình 2. Viện AOI tập huấn cho bà con nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

     Viện AOI tiếp tục mang thông điệp về nông nghiệp hữu cơ đến bà con nông dân huyện Châu Thành. Được sự quan tâm của các cấp quản lý, buổi tập huấn diễn ra thành công tốt đẹp. Mang đến nhiều thông tin hữu ích về sản xuất hữu cơ cho bà con nông dân.

     Cùng ngày 4/10/2023, cán bộ Viện AOI đồng thời tập huấn tại xã Mỹ Quới và Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm.

Hình 3,4. Cán bộ viện AOI tập huấn nông dân tại xã Mỹ Quới và Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm

     Thời gian tới, nhiều buổi tập huấn sẽ tiếp tục diễn ra trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu mang nông nghiệp hữu cơ lan rộng hơn nữa đến bà con nông dân, mở ra hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai của tỉnh, có các sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Nhóm Admin Viện AOI

 

 

THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ HỮU CƠ
 
   Ngày 23/7/2024, Viện AOI kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu làm việc với các HTX vùng lúa tôm tỉnh Kiên Giang để tìm đầu ra cho con tôm luân canh trong mô hình lúa đã được chứng nhận các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế EU, USDA và JAS.
 
Hình 1. Viện AOI kết nối cùngcác doanh nghiệp và HTX vùng lúa tôm tỉnh Kiên Giang
 
   Gần chục năm nay, kể từ khi cây lúa được chứng nhận hữu cơ, sản xuất liên kết với tiêu thụ đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường rất có ý nghĩa cho vùng lúa tôm. Tuy nhiên, việc con tôm nuôi trong hệ thống này chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư liên kết thì thật là một sự thiệt thòi cho người nông dân ở đây và tất cả chúng ta. Vì vậy, việc tìm đầu ra cho con tôm trong hệ thống lúa tôm là một điều trăn trở bấy lâu nay của những người quan tâm.
 
Hình 2,3 Cánh đồng lúa tôm tại tỉnh Kiên Giang
 
   Viện AOI mong muốn các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan hãy đồng hành cùng chúng tôi trong việc liên kết SX và thị trường cho con tôm trong ruộng lúa hữu cơ đã được chứng nhận và tiếp tục mở rộng cho toàn vùng lúa tôm ở ĐBSCL.
 
   Xin cám ơn!
Nhóm admin Viện AOI

 

HIỆN TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
   

   Ngày 30/3/2023, viện AOI tham gia hội thảo hợp tác liên kết xây dựng mô hình lúa tôm hữu cơ ở ĐBSCL tổ chức tại Bạc Liêu. Hội thảo do các tổ chức Oxfam, ICAFIS, MCD và UBND tỉnh Bạc Liêu đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của Đại biểu thuộc cán bộ nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia và HTX, nông dân. Hội thảo đã cung cấp những thông tin về tình hình sản xuất lúa-tôm luân canh tại ĐBSCL, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và những giải pháp để phát triển trong tương lai.

z4223130091620 9dd48118698fd7849e391dc7ccf912cf

Hình 1. Hội thảo về sản xuất lúa tôm theo hướng hữu cơ tại Bạc Liêu


   Qua buổi hội thảo, các chuyên gia của Viện AOI đã chia sẻ những kinh nghiệm trải qua gần mười năm xây dựng mô hình. Mô hình lúa-tôm là mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, thuận theo tự nhiên, thích ứng với Biến đổi khí hậu, đất có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi, tôm và lúa có những tương hỗ qua lại, tuần hoàn, giúp duy trì hệ sinh thái đa dạng trên đồng ruộng, sản phẩm tạo ra từ mô hình có chất lượng cao hơn hẳn so với các vùng chuyên canh lúa, nên cần được phát triển sản xuất ra sả phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ rộng khắp các tỉnh có hệ thống lúa-tôm ở ĐBSCL nầm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, nông dân va bảo vệ môi trường.

z4223152682644 00818addd923a6c58cafe781547b07ff

Hình 2. Chuyên gia thuộc Viện AOI chia sẻ kinh nghiệm về lúa-tôm hữu cơ


   Viện AOI sẽ tiếp tục đồng hành cùng “bốn nhà “ và các tổ chức quốc tế NGO trong việc NC&PT nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt ở vùng lúa tôm. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp và HTX, bà con nông dân trong quá trình chuyển đổi và xây dựng các sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ trong nước và quốc tế.

z4223639639069 bcd3beb1c33d485b8036203ade55d0cf

Hình 3. Chuyên gia Viện AOI tham gia Hội thảo tại Bac Liêu


Xin chân thành cảm ơn cảm ơn!

TỔNG KẾT NĂM 2022 – ĐÓN CHÀO NĂM MỚI 2023

Ngày 13/01/2023, Viện AOI đã tổ chức buổi họp mặt cuối năm, Cuộc gặp có sự hiện diện của nhiều thành viên Hội đồng Cố vấn danh dự, Đại diện các Doanh nghiệp đối tác và tập thể thành viên Viện AOI.

D10E37BE D87C 4BBC 94E0 8D4DCA6C2C88

Qua buổi gặp gỡ không ngừng chia sẻ những hoạt động của Viện AOI trong năm 2022 vừa qua, những khó khăn thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển NN hữu cơ của Viện nói riêng và của toàn bộ nông dân, doanh nghiệp trong ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung. Năm 2022 đã đi qua với rất nhiều sự nỗ lực xây dựng của các bên tham gia, cùng liên kết hỗ trợ để đạt được những thành công , chứng minh bằng những sản phẩm đạt hữu cơ có chứng nhận quốc tế xuất hiện trên thị trường và xuất khẩu thành công. Thay mặt lãnh đạo Viện, TS. Nguyễn Công Thành đã có lời cảm ơn chân thành sự hợp tác của các Doanh nghiệp tham gia liên kết; các HTX và nông dân; cán bộ, CTV Viện và TV Cố vấn của Viện và đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính quyền các địa phương có dự án phát triển NN hữu cơ ở ĐBSCL.

9A79D298 BFFE 4096 9FBE EB41755D466C4E9A3338 C052 42FE 80AE 76C11725F8D6
9E5446AA BC15 4501 B0FE 1C4C5A59D08979097AD1 0D10 4CE2 9994 2A57B980F279

Viện AOI luôn là cầu nối gắn kết Doanh nghiệp và Nông dân, đồng hành trong suốt quá trình chuyển đổi, tha thiết thực hiện hữu cơ bằng cả sức lực, trí tuệ của cả một tập thể, chúng tôi có đầy đủ đội ngũ nhà khoa học với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực NC&PT nông nghiệp hữu cơ, sẵn sàng đồng hành với các tổ chức và Doanh nghiệp trong sự nghiệp NC&PT NN hữu cơ trong năm 2023.

D93F731A EA18 4997 B48D 14027A8293FC21D37CE1 AFCF 4971 89BA 41D547243C9D

Nhân dịp năm mới Quý mão 2023, Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI) thân ái gửi đến mọi người và toàn thể Quý Anh/Chị trong Liên Minh Nông nghiệp Bền vững và Hữu cơ lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thay mặt Ban Giám Đốc Viện AOI kính chúc toàn thể Quý Anh/Chị cùng gia đình đón một năm mới:

ĐOÀN VIÊN SUM VẦY - TÂN NIÊN ĐẠI CÁT - VẠN SỰ THÀNH CÔNG!

002A1FD1 C62E 4104 8C36 5E0980132D82

Bước sang năm 2023, một năm ý nghĩa để quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển NN hữu cơ của đất nước, Viện AOI mong muốn sự chung tay góp sức của tất cả thành viên, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, xây dựng thêm nhiều mô hình có sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ và duy trì tính bền vững và hiệu quả của mô hình. Góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên Thị trường Quốc tế.

NHÓM ADMIN VIỆN AOI

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook