Kết quả xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ tiêu hữu cơ ở Kiên Giang và các tỉnh vùng Cao nguyên
Sau thành công về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa-tôm hữu cơ, ở ĐBSCL trên những cây trồng chính cho an ninh lương thực con người, nhóm dự án tiếp tục nhân rộng nông nghiệp hữu cơ đến cây tiêu ở tỉnh Kiên Giang (ĐBSCL) và vùng Tây Nguyên của đất nước.
Ở vùng Cao nguyên, cây tiêu có giá trị kinh tế cao, được nông dân chấp nhận đầu tiên chuyển đổi sang hướng sản xuất hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế.
1. Mô hình tiêu hữu cơ ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, 2017
Trước đây, việc sản xuất cây tiêu hữu cơ được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế là không dễ dàng thực hiện vì nhiều lý do, trong đó có việc thay đổi tập quán sản xuất là rất khó khăn. Nhiều Hội đồng khoa học các tỉnh vùng tiêu đã bác bỏ các đề xuất loại này vì cho rằng không thể thành công.
Tuy nhiên, mô hình cây tiêu ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế EU, USDA và JAS đầu tiên, là chứng minh cho nổ lực của của các doanh nghiệp, các hơp tác xã và nhóm thực hiện dự án. Từ đó, như một nguồn năng lượng mới lan tỏa phong trào hữu cơ ra nhiều vùng trong nước.
2. Mô hình tiêu hữu cơ ở huyện Đăk Song, tỉnh Dak Nông, 2018
Producing organic pepper following to international standards requires strict technical process, differently from traditional farming practice. Since then, the team of specialists enhances technical training and practice for farmers.
Sản xuất tiêu hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi quy trình kỹ thuật khắt khe, khác hẳn với tập quán canh tác truyền thống. Từ đó, nhóm chuyên gia tăng cường tập huấn kỹ thuật và thực hành cho nông dân.
Từ đó thay đổi nhận thức của nông dân: Họ cho biết, thực sự khi “bắt tay” sản xuất tiêu hữu cơ, điều chúng tôi nghĩ trước hết là vì chính sức khỏe của người sản xuất, sau nữa là phù hợp với xu hướng thị trường. Bởi vì, người tiêu dùng cần được sử dụng sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Cái lợi ích nữa là sự chênh lệch về giá cả giữa sản phẩm tiêu bình thường và sản phẩm tiêu hữu cơ. Làm ra sản phẩm hữu cơ đã khó, giữ được khách hàng càng khó hơn và giữ được uy tín càng khó. Vì vậy, chúng tôi sẽ liên kết chặt chẽ với các thành viên HTX và thực hiện tốt công tác quản lý để phát triển tiêu hữu cơ bền vững hơn”.
3. Mô hình tiêu hữu cơ ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia lai, 2018
Sản xuất theo hướng hữu cơ góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giữ gìn sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, sản xuất theo hướng hữu cơ làm giảm áp lực sâu bệnh một cách rõ rệt trong các vườn tiêu hữu cơ so với vô cơ.
Trong khi người trồng tiêu đang khốn đốn vì giá tiêu xuống thấp, thì sản phẩm tiêu hữu cơ của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang, Đắk Đoa, Gia Lai) vẫn có đầu ra ổn định với giá bán tốt.
Cách đây 2 năm, HTX Nam Yang ra đời vào thời kỳ giá tiêu “bi đát”, dịch bệnh hoành hành, tiêu rớt giá thê thảm khiến không ít người hoài nghi về mức độ thành công của mô hình này hữu cơ.
Tuy nhiên, bằng hướng đi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên vườn tiêu của HTX vẫn tươi tốt, cho sản phẩm sạch hữu cơ, mang lại giá trị cao.
4. Mô hình tiêu hữu cơ ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia lai, 2020
Nhóm chuyên gia nông nghiệp hữu cơ Viện AOI tiếp tục hợp tác nhân rộng mô hình hữu cơ thứ 4 trên cây tiêu ở HTX Linh Nham, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Quá trình tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật, và tự học tập kinh nghiệm từ 3 HTX đi trước, nên nông dân đã thành công xây dựng mô hỉnh tiêu hữu cơ trong năm 2020.
Kết quả đã được tổ chức quốc tế (ControlUnion) đánh giá mô hình tiêu đạt hữu cơ quốc tế EU và USDA, đem lại niềm phấn khở cho người sản xuất.
Những người tham gia dự án nông nghiệp hữu cơ cũng chia niềm vui chung vì sự đóng góp phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày một nhân rộng ra nhiều tỉnh, nhiều vùng và nhiều loại cây trồng trong nước.