Nội dung Hội thảo: Triển khai Đề án dự thảo, đàm phán liên kết và ký kết bản ghi nhớ giữa các bên liên quan. Đề án nói trên gồm Đại diện Sở NN&PTNT, Các Doanh nghiệp tham gia liên kết, Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ liên kết, các HTX/THT sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực được định hướng.
Hình 2: Tiến sỹ Nguyễn Công Thành (Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Á Châu - Viện AOI) giới thiệu tóm tắt các nội dung chính của Hội thảo
Hình 3, 4, 5: Một số hình ảnh của hội thảo
Cuộc Hội thảo đã được sự tham gia của các công ty đã và sẽ quan tâm đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất - thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực của tỉnh Sóc Trăng như: Công ty Hồng Tân Food; Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh; Công ty CP Trương Việt; Công ty Hitech; Công Ty TNHH Một Thành Viên Trịnh Văn Phú; Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu; Công ty TNHH TMDV XNK Hoa Cát; Các công ty cung ứng đầu vào phân bón, chế phẩm sinh học, hữu cơ,… Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia của các cơ quan chứng nhận NN Hữu cơ như Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert (chứng nhận hữu cơ Việt Nam); Công Ty TNHH Control Union Việt Nam (chứng nhận hữu cơ quốc tế). Và đặc biệt có sự tham dự và đóng góp ý kiến cho Hội thảo của anh hùng Lao động Hồ Quang Cua.
Hình 6: Tiến sỹ Thành (Viện trưởng Viện AOI) chia sẻ những cơ hội và thách thức về việc Phát triển Nông nghiệp Hữu Cơ với phóng viên VTV
Hình 7: Kỹ sư Tánh (Viện phó Viện AOI) báo cáo dự thảo đề án
Hình 8: Ông Phương - Đại diện Sở Nông Nghiệp tỉnh Sóc Trăng
Hình 9: Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua
Hình 10: Ông Hoàng Minh Huy (Viện Chính sách Chiến lược PT NNNT)
Hình 11: Bà Yến Hằng (Giám đốc công ty Lương Thực Hồng Tân)
Hình 12: Bà Nguyễn Thị Hằng (Giám đốc Công ty Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề)
Hình 13: Ông Kiệt (P. Giám đốc Công ty Trịnh Văn Phú)
Hình 14: Ông Tuấn (Đại diện tổ chức chứng nhận Hữu Cơ Quốc Tế tại Việt Nam - Control Union)
Hình 15: Ông Út (Đại diện Tổ hợp tác ấp 15 - xã Thạnh Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng)
Hình 16: Ông Hồng (Đại diện Hợp tác xã Lúa - Tôm Hòa Đê)
Hội thảo đã bàn và lập kế hoạch dự kiến các chuỗi liên kết sản xuất, chứng nhận và thị trường các sản phẩm của tỉnh Sóc Trăng như: Lúa-tôm hữu cơ, Lúa 2 vụ, Lúa-cá, Mãng cầu gai, Bưởi da xanh/Bưởi Năm Roi, Xoài (Cát Chu, Hòa Lộc…), Dừa Cù Lao Dung, Hành tím Vĩnh Châu, Rau màu các huyện, thị/thành phố Sóc Trăng, Nhãn Vĩnh Châu,… giữa một số Doanh nghiệp tiềm năng với các HTX/THT sản xuất các cây trồng chủ lực nói trên. Tuy nhiên, đây mới là dự kiến, các bên còn phải thảo luận các bước đi tiếp theo một cách chi tiết hơn.
Ban tổ chức Hội thảo và Sở NN&PTNT, Chi cục QLCL Nông Lâm Sản & Thủy sản, và các cơ quan phối hợp kêu gọi các Doanh nghiệp quan tâm tham gia vào Đề án bằng cách đăng ký liên kết SX-TT các sản phẩm nông nghiệp mà Doanh nghiệp hiện có thị trường xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước.
Hình 17: Các đơn vị ký kết Biên bản ghi nhớ liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản hữu cơ
Sau Quyết định 855 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” của cả nước, thì đây là một Để án về phát triển NNHC của một tỉnh ở ĐBSCL. Tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu một sáng kiến hết sức có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, khi mọi người đều quan tâm đến bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững, hữu cơ. Hy vọng rằng, sau tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam sẽ có nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục có nhiều Đề án nữa, nhằm làm cho phong trào sản xuất và thị trường nông sản hữu cơ ngày một phát triển bền vững.