AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

Pin It

CÀ PHÊ HỮU CƠ ĐƯỢC SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO?


1. Nguồn gốc của cây cà phê - Lịch sử xuất hiện của cây cà phê

Theo nguồn Vieneakmat.com, cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1870 do các thầy tu mang về trồng tại các nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum. Năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè được trồng ở vùng ven sông. Tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đến năm 1945 diện tích cà phê trên cả nước đạt trên 10.000 ha. Khi mới bắt đầu trồng quy mô lớn, cây cà phê chỉ đạt năng suất là 400-600 kg/ha.

Hiện nay sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng đều. Trong năm 2014 diện tích trồng cà phê đạt 653.000ha, năng suất trung bình đạt 4-5 tấn/ha. Có những hộ nông dân trồng các giống cho năng suất cao 7-8 tấn/ha.

2. Một số giống cà phê phổ biến ở Việt Nam

Hiện nay Việt Nam trồng chủ yếu 3 loại giống cà phê, với 90% diện tích là cây cà phê vối (Robusta), 10% là cà phê chè (Arabica) và 1% là giống cà phê mít (Excelsa hoặc Liberia). Mỗi giống đều thích nghi với một điều kiện sinh thái khác nhau.

Viện Khoa học KT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều dòng cà phê trong đó có các dòng cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh gỉ sát, phân cành nhiều và cho năng suất đạt 3,5 tấn/ha trở lên. Tiêu biểu như các dòng: TR5, TR6, TR4. TR8….

3. Những khó khăn thách thức ngành trồng cây cà phê

3.1 Giá cà phê không ổn định và xu hướng giảm dẫn đến lợi nhuận thấp: Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội Quốc gia (08/4/2019), tuần đầu tiên của tháng 04/2019, sàn kỳ hạn cà phê Robusta London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng làm tham chiếu, đã có những phiên biến động mạnh và kết quả đóng cửa giao dịch tuần giảm. Biên độ dao động giữa mức cao và thấp nhất đến +/- 105 USD/tấn giữa 1.500 với 1.395 USD/tấn. Kết quả chung cuộc sau một tuần giao dịch, sàn Robusta chốt tại 1.420, mất 36 USD/tấn.

Cùng thời kỳ, giá sàn Arabica cũng mất 1.30 cts/lb (29 USD/tấn) và lập đáy mới ở mức 91.25 cts/lb, là mức thấp nhất trong gần 13 năm rưỡi nay, nhưng đóng cửa tuần hồi về tại 93.20 cts/lb.

3.2. Năng suất giảm: Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới ngành trồng cà phê giảm sút. Trong đó việc giảm năng suất là yếu tố chính. Do nhiều vùng cà phê có vườn cây già cỗi và chăm sóc kém. Vì cà phê là cây lâu năm cần chăm sóc tốt và bón phân phù hợp để cho năng suất hạt ổn định nhiều năm. Nếu vườn cây già và thiếu chăm sóc, để mọc tự nhiên hiệu quả và năng suất tiềm năng sẽ giảm.

3.3. Độ phì đất đai giảm: Nhiều nông dân để cho cây phát triển tự nhiên, chỉ chú ý thời gian thu hoạch, thiếu quản lý đất đai và bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây. Đặc biệt là phân hữu cơ, trong đó chưa tận dụng các chất hữu cơ phế phẩm từ vỏ cà phê hoặc trồng cây bồi dưỡng và che phủ đất.

3.4. Xói mòn đất: Xói mòn đất là khó khăn phổ biến ở các vùng cao và trồng cà phê Arabica. Nó cũng xẩy ra ở vùng cà phê Robusta nơi loại cà phê này được trồng trên đất dốc. Nếu không có các biện pháp kiểm soát, nước chảy từ vùng đất rộng xuống rửa trôi chất dinh dưỡng trên mặt đất chảy vào các vùng đất thấp. Thiếu các biện pháp kiểm soát xói mòn thích hợp làm tăng khả năng suy thoái đất và giảm năng suất hoặc hủy hoại cây cà phê.  

3.5. Vấn đề dịch hại: Trong đó, ấu trùng mọt đục quả cà phê (Hypothanemus sp.), ăn hại trên quả già và có thể cả trên quả khô có thể làm giảm năng suất. Bệnh héo cây và chết do nấm Fusarium spp. gây ra là một trong những bệnh chính.

3.6. Thất thoát sau thu hoạch cao: Khi giá cà phê cao, nông dân có xu hướng thu hoạch cà phê chưa đủ chín. Nhiều hạt non bị lép và loại trong khi chế biến và phân loại. Thất thoát khi phơi, sấy hoặc thiếu máy móc chế biến tăng thất thoát.

3.7. Hạn chế kiến thức về thị trường hữu cơ tiềm năng và chứng nhận: Trong khi thị trường cà phê hữu cơ ngày một gia tăng nhưng nông dân không nắm bắt được để tăng hiệu quả kinh tế khi chuyển đổi sang hữu cơ chứng nhận. Thị trường cà phê hữu cơ tăng ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Để nông dân được hưởng lợi từ các thị trường xuất khẩu cao cấp này, họ cần tuân thủ các yêu cầu sản xuất hữu cơ và chứng nhận hệ thống của họ theo các tiêu chuẩn hữu cơ đăng ký.

Do nhiều thách thức liên quan đến sản xuất cà phê, nhiều nông dân trồng cà phê đang ngày càng từ bỏ cà phê cho các loại cây trồng khác. Tình trạng này đòi hỏi sự can thiệp, làm cho sản xuất cà phê bền vững hơn và mang lại lợi nhuận cho các cộng đồng sản xuất. Chúng tôi giới thiệu các phương pháp hữu cơ để giải quyết các thách thức sản xuất cà phê có thể thích nghi và áp dụng vào các vùng trồng ca phê ở nước ta.

4. Kỹ thuật trồng cà phê hữu cơ

4.1 Chọn giống

Chọn lọc giống trồng có chất lượng tốt thích nghi với điều kiện thời tiết địa phương. Cà phê Arabica sinh trưởng tốt ở độ cao cao hơn trong khi cà phê Robusta phát triển tốt hơn ở những vùng nóng, ẩm hơn ở độ cao thấp hơn. Ở độ cao vừa phải khoảng 1200 đến 1500 mét, cả hai giống Arabica và Robusta đều có thể được trồng. Tuy nhiên, sự phổ biến của sâu đục quả và bệnh rỉ cà phê là những chỉ số quan trọng để xét liệu giống cà phê có phù hợp với điều kiện địa điểm trồng hay không. Ví dụ, một trang trại Arabica ở độ cao này bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh rỉ sắt cà phê và sâu đục quả mặc dù điều kiện quản lý tốt là một dấu hiệu cho thấy Arabica không phù hợp với địa điểm này và nên được thay thế bằng cà phê Robusta.

Ngoài việc chọn các loài cà phê, nên chọn các giống kháng các bệnh thông thường như bệnh héo cà phê, (CWD), bệnh vàng lá, rụng trái cà phê hoặc bệnh gỉ lá cà phê. Những giống cải tiến với dịch hại này có thể mua được thông qua các cán bộ khuyến nông địa phương hoặc trạm nghiên cứu cà phê. Nên khuyến khích trồng các giống khác nhau trong một vườn cà phê. Tránh trường hợp một giống phát triển mẫn cảm với một loại dịch hại nhất định, do bệnh hoặc thậm chí là căng thẳng môi trường, thì toàn bộ  vườn sẽ không bị đe dọa mất trắng.

4.2 Trồng cây cà phê bằng hạt giống

- Lựa chọn giống từ những cây có được những quả mọng có kích thước tốt, chín hoàn toàn từ những cây cho năng suất cao và không bị bệnh. Kiểm tra khả năng sống của hạt bằng cách cho quả mọng vào xô nước Chỉ chọn những quả mọng chìm (những quả tốt). Loại bỏ phầm cơm hạt bằng tay hoặc máy nghiền và ngâm hạt trong nước trong 24 giờ để loại bỏ chất nhầy. Rửa hạt và phơi khô trong môi trường thông thoáng trong ít nhất 4 ngày.

- Hạt giống có thể được đặt trực tiếp vào túi nhựa, chứa đầy hỗn hợp phân hữu cơ và đất mặt, hoặc trong một luống vườn ươm để tạo ra cây con tốt hơn.

- Tạo một bóng râm phía trên luống gieo. Gieo hạt trên các hàng rãnh cạn và tưới nước cho hạt giống thường xuyên, nhưng không nên quá ướt. Khi cây con sẵn sàng để cấy vào túi nilon trong khoảng 8 tuần (tức là khi chúng có 2-3 cặp lá). Đưa cây con vào túi nilon đảm bảo xáo trộn tối thiểu cho rễ trong quá trình cấy trồng cuối cùng vào vườn cà phê. Túi cũng làm cho việc vận chuyển cây giống thuận tiện hơn.

- Trồng cây con vào vườn khi chúng có 6-8 cặp lá, trong khoảng 5-6 tháng. Chỉ chọn những cây con khỏe mạnh và phát triển mạnh mẽ với những chiếc lá xanh đậm sẽ trồng tốt. Trước khi trồng ra ngoài vườn, làm cứng cây cà phê bằng cách tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày trong khoảng thời gian hai tuần.

4.3 Trồng cây cà phê bằng cách giâm cành

- Chọn cây giống sạch sâu bệnh, năng suất cao trong vườn. Cắt cành giâm từ các chồi non, khoảng 6 tháng tuổi và mang 4-6 cặp lá. Cắt sớm vào buổi sáng khi độ ẩm tương đối của khí quyển cao. Loại bỏ một phần các lá trước khi cắt. Cắt những đoạn chồi bằng ngón tay dọc dài khoảng 30cm để có được một dòng vô tính (clone). Một dạng giống cây cà phê khỏe mạnh đã sẵn sàng để trồng.

- Đặt các cành giâm trong một hộp môi trường tạo sự nảy mầm. Trên hộp phủ một tấm màng nilon trong được treo cao 1 mét phía trên môi trường để tạo độ ẩm cao. Các hộp cũng có thể được đặt trong một buồng tạo nảy mầm xây dựng trên trang trại hoặc tại một trung tâm nhân giống. Các đoạn cắt sẽ sản xuất rễ và chồi trong vòng 8-10 tuần.

- Cấy cây con vào các túi nilon riêng lẻ với hỗn hợp đất tốt bao gồm lớp đất mặt, đất phù sa và phân hữu cơ. Chăm sóc cây con trong vòng 6-8 tháng cây con sẽ sẵn sàng để trồng ra vườn, cây có khoảng 6 cặp lá. Làm cứng cây con bằng cách giảm dần bóng râm. Giảm một nửa bóng râm khi cây con được 8 đến 9 tháng tuổi và giảm bóng hoàn toàn một tháng trước khi trồng.

4.4 Phương pháp canh tác cà phê ghép cho năng suất cao

Cà phê ghép nên mua giống từ những cơ sở có uy tín trên thị trường. Ưu điểm của cà phê ghép là năng suất cao đồng đều chín sớm và hạn chế bệnh gỉ sắt trên cây cà phê; nhược điểm: Giá thành cây giống tương đối cao, đầu tư chăm sóc nhiều.

Chồi ghép: là chồi, ngọn của các dòng vô tính chọn lọc và đã được nhà nước công nhận hoặc lấy ngay tại vườn chọn những cây không bị sâu bệnh, năng suất ổn định nhiều năm liền. Chồi gốc: Chọn dòng có nhiều ưu điểm, khi chồi gốc lên cao khoảng 30cm là ghép được.

Các bước thao tác ghép cà phê:

Cắt bỏ phần ngọn của chồi gốc chừa lại 10cm (gốc ghép), dùng dao rọc chẻ dọc giữa thân khoảng 2,0-2,5cm. Chồi ghép dài 4-5cm có cặp lá bánh tẻ cắt bỏ còn 1/3 phiến lá, dùng rao dọc cắt vát hai bên hình cái nêm có độ dài bằng vết chẻ ở gốc ghép.

Đặt ngọn ghép vào vết chẻ của gốc sao cho lớp vỏ của ngọn và gốc áp vào nhau. Dùng băng quấn chặt chỗ ghép, rồi buộc lại. Sau đó lấy túi nilon chụp kín ngọn ghép, từ một tuần đến 20 ngày sau ghép là có thể tháo chụp, từ khoảng 30 ngày tháo băng ra. Thời gian ghép tốt nhất là tháng 5 và tháng 6.

5. Nâng cao năng suất vườn cà phê hữu cơ

Trong một tình huống nhất định, năng suất của một khu vườn cà phê có thể bị giới hạn bởi cà phê già cỗi, kỹ thuật canh tác kém hoặc thiếu sự quản lý khả năng dinh dưỡng của đất. Trong điều kiện vườn cà phê mới trồng hoặc vườn đang khai thác, các biện pháp khác nhau có thể được áp dụng để cải thiện năng suất cà phê.

5.1 Thiết lập một vườn cà phê mới

Một vườn cà phê có thể được cải thiện bằng cách thiết lập một khu vườn mới. Cải thiện một khu vườn cà phê hiện có sẽ cung cấp năng suất nhanh hơn nhiều, trong khi thiết lập một khu vườn mới sẽ đảm bảo sự đồng dều và sản lượng tốt hơn. Thành lập một khu vườn cà phê mới là một ý tưởng tốt khi giới thiệu các giống cà phê mới vào một khu vực, mở rộng diện tích cà phê hoặc khi khu vườn cũ bị nhiễm khuẩn nặng hoặc sâu bệnh.

Tuy nhiên, một khu vườn mới có thể được thiết lập tại cùng một trang trại sau khi loại bỏ cây già yếu, miễn là không có dịch hại hoặc các mối đe dọa bệnh từ cây trồng cũ. Một vườn cà phê cũ sẽ có nhiều gốc cây cà phê, rất cồng kềnh khi loại bỏ. Nên tốt hơn để cắt chúng gần mặt đất và phủ với đất để ngăn chặn sự nảy mầm. Toàn bộ hệ thống rễ cuối cùng sẽ thối. Nếu một khu đất được chọn để thiết lập một khu vườn cà phê mới, nó cần phải có đất sâu được chủ động nước và thoát nước dễ dàng. Đất nên được chuẩn bị sớm để trồng và được thực hiện lúc khởi đầu của những cơn mưa lớn.

a. Chuẩn bị đất trồng: Khuyến cáo cho nông dân trồng cà phê độc canh không trồng xen.  

- Sửa soạn đất tốt khi trồng tạo khả năng thiết lập nhanh vườn cây non và mạnh. Trong trường hợp trồng mới, cần cày xới sâu và loại bỏ cỏ dại. Làm đất tơi xốp cho cây con ra rễ nhanh ăn sâu vào đất.  

- Nếu đất dốc, cần tạo các bậc thang để hạn chế xói mòn. Trồng các loại cây thích hợp dể chống xói mòn, ổn định đất.

- Khoảng cách thích hợp của cây cà phê phụ thuộc vào loại cà phê. Khoảng cách khuyến cáo chung cho cà phê Arabica là khoảng 2,5 x 2,5m. Khoảng cách của cà phê Robusta khoảng 3 x 3m, vì nó có dạng cây lớn hơn.

b. Thiết lập khoảng cách cây trồng

Trong vườn cây cà phê mới trồng, khoảng đất trống có thể trồng các cây ngắn ngày như các loại đậu, bắp, khoai mì trong 1-2 vụ. Hoặc cây dài ngày như chuối…Cây trồng xen có khoảng cách thích hợp để không cạnh tranh với cây cà phê. Cho ví dụ, cây chuối trồng xen khoảng cách 6 mét x 6 mét, thành ra 1 cây chuối bao trùm 4 cây cà phê được che bóng. Cây chuối được định kỳ cắt tỉa nhằm tạo bóng râm thích hợp cho cà phê.

Trong vườn ca phê Arabica, mật độ cây che bóng thấp hơn ở cà phê Robusta. Cây che bóng nên trồng với khoảng cách 8 x 8m đối với cà phê Arabica và khoảng 6,0-6,5 x 6,0-6,5m ở cà phê Robusta.

5.2 Thiết lập hệ thống nông lâm trong vườn cà phê

Vườn cà phê nông lâm kết hợp, hoặc kết hợp nhiều tầng tùy thuộc vào điều kiện đất đai

Một khu vườn cà phê nên được thiết lập trong một hỗn hợp cây cao và thấp để tạo thành một hệ thống đa tầng. Nhiều tầng có nghĩa là có các lớp khác nhau của cây trồng với độ cao khác nhau trong hệ thống. Ba cấp độ (tầng) là quan trọng trong một vườn cà phê nông lâm kết hợp. Cây trồng của tầng trên (bóng râm) bảo vệ cây cà phê chống lại ánh sáng mặt trời mạnh mẽ, góp phần vào công tác phòng chống xói mòn đất và tăng độ ẩm trong vườn cà phê. Chọn các loài cây thông thường có thể được sử dụng làm bóng râm trong cả hai hệ thống cà phê Arabica và Robusta.

Cây ăn trái như xoài, bơ hoặc mít có thể trồng với thời gian khác nhau. Tùy chọn các đặc điểm mong muốn của cây che bóng gồm:

- Chắn gió: Gồm những loài cây có hệ thống rễ ăn sâu, khỏe để cản gió mạnh;

- Tạo tán nhỏ hoặc mở: Loài này cho phép che bóng một phần cây cà phê, cho phép bóng khoảng 50%.

- Mọc nhanh: Loài cây sinh trưởng nhanh chóng hơn cà phê như vậy nhằm cung cấp bóng râm sớm theo yêu cầu cà phê.

- Cố định đạm: Cây cung cấp nitơ cho hệ thống xen thông qua lá và rễ giàu nitơ.

c. Trồng cà phê: Các cây giống cà phê nên được trồng vào hố lúc bắt đầu mùa mưa. Hố đào sâu khoảng 60cm và rộng khoảng 60cm. Sau trồng, hố được lấp đầy bằng lớp đất trộng phân hữu cơ. Cây con mới trồng được che bóng để tránh căng thẳng hạn hán. Trong năm đầu tiên trong mùa khô, cây cà phê non nên được tưới nước thường xuyên. Phủ chung quanh gốc bằng cỏ khô, rơm rạ giữ ẩm đất cho cây.

d. Tạo tán cà phê: Tạo tán cây cà phê rất quan trọng để đảm bảo kích thước cây phù hợp để quản lý cây dễ dàng cũng như kích thích phân nhánh bổ sung để sản xuất tối đa. Khi cà phê đã đạt đến độ cao khoảng 70 đến 90cm trên mặt đất, nó nên được uốn cong và cột vào cọc trên mặt đất. Điều này cho phép sự hình thành tán của thân cây nhiều hơn, do đó làm tăng tiềm năng năng suất của cây. Sau khi thiết lập một khu vườn cà phê mới (tái canh), cần được duy trì để đảm bảo năng suất. Các thực hành quản lý tương tự áp dụng cho một khu vườn cà phê lưu canh (hiện có).

5.3 Cải thiện một khu vườn cà phê hiện có

Một khu vườn cà phê không hiệu quả có thể được phục hồi trở lại trong sản xuất. Các ứng dụng của phục hồi chức năng phụ thuộc vào tình trạng của khu vườn cà phê. Cải thiện một khu vườn cà phê hiện có chỉ có ý nghĩa nếu vườn không bị nhiễm khuẩn với sâu bệnh, trầm trọng và khi người nông dân muốn bảo vệ và nhân các giống hiện có.

a. Trồng dặm cây chết: Khoảng cách sau đó sẽ được sử dụng để trồng một bóng râm hoặc cây ăn quả.

b. Cắt tỉa cà phê: Cắt tỉa là rất quan trọng để trẻ hóa cây cà phê cũ. Loại bỏ các chi nhánh không hiệu quả và thân cây sẽ kích thích phát triển thân, cành cây mới.

Các bước khuyến nghị cho nông dân về cắt tỉa đúng đắn cây cà phê: Cắt tỉa nên được thực hiện ở giai đoạn cuối của vụ thu hoạch, trước khi cây bắt đầu ra hoa một lần nữa. Cắt tỉa nên được thực hiện trong 4 giai đoạn:

- Cắt tỉa chính: Đây là lúc tạo cho cà phê có số lượng và khoảng cách của các cành chính được ổn định. Số lượng cành chính trên mỗi cây nên được giới hạn tối đa là 3 đến 4 cành. Số lượng cao hơn sẽ dẫn đến năng suất thấp hơn do cạnh tranh tăng các chất dinh dưỡng và ánh sáng.

- Tỉa cành vượt: Đây là loại bỏ các cành vượt đang phát triển ở độ cao khoảng trên 2m để giữ cho các gốc của cây mạnh mẽ hơn và để tạo điều kiện dễ hái traí vào thời gian thu hoạch.

- Tỉa cành thứ cấp: Hạt cà phê được sản xuất trên các nhánh bên. Mỗi nhánh bên nên mang hai nhánh tam cấp và sau đó được tỉa. Điều này sẽ kích thích các cành nhánh bên mới của cây cao lên mỗi năm. Nó cũng quan trọng để loại bỏ hầu hết các nhánh bên phía trong để cho ánh sáng vào các tán cà phê để thúc đẩy sự chín của quả và làm lá khô nhanh chóng giảm nguy cơ nhiễm nấm.

- Loại bỏ chồi rễ mút: Là loại bỏ các chồi phát triển không mong muốn được gọi là “chồi rễ mút” (suckers). Việc này nên được thực hiện liên tục, vài lần một năm. Việc lựa chọn một số “suckers” để phát triển thành thân mang mới nên được thực hiện mỗi 4-6 năm. Do đó, để lại những vị trí cũng sẽ thay thế thân cây gốc.

- Đốn cây (Stumping) được khuyến cáo cho tất cả các thân cây lâu năm và không có hiệu quả để kích thích các thân cây mới, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn.

Khi cắt sử dụng cưa là công cụ hiệu quả nhất để cắt tỉa hoặc đốn. Nó “cắt sạch” và cho phép các cây phục hồi nhanh hơn nếu tỉa/cắt được thực hiện với một dao rựa.

5.4 Cải thiện và gia tăng độ phì đất và năng suất của cà phê

Kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào độ màu mỡ của đất. Có hai cách tiếp cận để xây dựng độ màu mỡ đất trong khu vườn cà phê. Phương pháp đầu tiên là ngăn chặn sự mất độ màu mở đất và chất hữu cơ. Thứ hai là để trồng cây bồi dưỡng đất hoặc bón trực tiếp thêm phân hữu cơ, phân compost và chất bổ sung hữu cơ khác để cải thiện hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong đất.

Bảo tồn đất và chống xói mòn thường là một vấn đề quan trọng ở bất cứ nơi nào sản xuất trên sườn đồi. Điều này đặc biệt phổ biến trong hệ thống cà phê Arabica, mặc dù nó cũng xảy ra trong hệ thống Robusta. Đất dốc, nước sẽ chảy xuống dưới cùng với bề mặt đất và các vật liệu hữu cơ. Điều này làm một phần dinh dưỡng của đất bị mất. Để tránh xói mòn đất, các biện pháp bảo tồn đất chung phải được áp dụng. Nó bao gồm đào hào, đắp bờ trong các dải đường viền trên dốc để thu thập đất và nước mưa. Có thể được tăng cường hơn nữa bằng cách trồng cỏ và cây bụi dọc theo các đường viền khu đất. Trồng cây hoặc dùng vật liệu che phủ khác cũng giúp giảm tốc độ xói mòn của dòng chảy nước mưa.

5.5 Cung cấp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cho đất

Vật liệu hữu cơ và các vật liệu che phủ đất như cây phủ đất, vật liệu thực vật, phân compost hoặc các loại phân động vật nên được áp dụng. Các vật liệu thực vật như tàn dư cây trồng nên được bổ sung liên tục. Phủ bằng các vật liệu cắt tỉa từ cây bóng râm và cây phân xanh. Bón phân động vật cũng được khuyến cáo khoảng sáu tháng trước khi ra hoa để cải thiện sự tăng trưởng cà phê.

Trồng cây rau đậu và cây trồng họ đậu giúp cải thiện mức độ nitơ trong đất. Rau hoặc cây họ đậu có thể được trồng dưới các loại cây trồng tầng dưới trong không gian giữa các cây cà phê. Chúng sẽ cung cấp vật liệu để che phủ đất, ngăn chặn cỏ dại và kiểm soát xói mòn đất. Tuy nhiên, cây che phủ nên được tỉa thường xuyên để chúng không cạnh tranh với các cây cà phê.

Nông dân cà phê cần quan tâm sử dụng các chất thải hữu cơ và phế phẩm thường được tìm thấy trong các trang trại. Nó bao gồm phế phẩn từ cà phê, phân gia súc, gia cầm, thuỷ sản, v.v.. bên trong các trang trại.

- Phụ phẩm cà phê cả bột cơm và võ cà phê có lượng chất dinh dưỡng cao. Võ cà phê chứa 1,5% nitơ, 0,5% phốt pho và 2,2% kali.

- Rơm, xác thực vật: Số lượng rất lớn rơm và cây trồng có thể dễ dàng tái chế. Chúng chứa xấp xỉ, 0,5% nitơ, 0,4% phốt pho và 1,5% kali.

- Phân gia súc: Chưá 70% độ ẩm, 20% chất hữu cơ, 3% khoáng chất và cả hai loại chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Nó có một tỷ lệ C:N tuyệt vời và được sử dụng một số lượng lớn vật liệu trong ủ làm phân với phụ phẩm cây trồng.

- Phân gia cầm: Là một chất thải hữu cơ đặc thù bởi vì cả nước tiểu và phân được bài tiết cùng nhau. Do đó không có mất nitơ từ nước tiểu. Phân gia cầm làm là phân hữu cơ tuyệt vời vì tỷ lệ C:N của chúng cũng như một lượng cao phốt pho và kali. Phân này cũng giàu axit uric.

- Phân xanh lá cây: Loại phân bón tại chỗ, đề cập đến trồng cây phân xanh và chôn chúng trong cùng một khu đất vườn hoặc trồng như là một cây trồng thuần hoặc xen canh. Việc khoáng hóa tiếp theo cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp yêu cầu dinh dưỡng của cà phê.

Đất trống quanh vườn cà phê được sử dụng để trồng cây phân xanh hoặc cây bụi như Glyricidia maculate, Pongamia pinnata, v.v… Những thân, lá này được kết hợp vào đất hoặc tái chế vào các hố phân compost tạo tỷ lệ C:N cho phép nhân nhanh chóng các vi sinh vật có lợi.

Trong xây dựng mô hình cà phê hữu cơ, đơn vị thực hiện sẽ xây dựng quy trình bón phân riêng cho từng vùng cà phê hữu cơ thông qua khảo sát năng suất, sản phẩm, chi phí và thành phần dinh dưỡng đất thông qua kết quả test mẫu đất của vườn trồng cà phê.

5.6 Quản lý dịch hại hiệu quả

Cà phê có thể bị tấn công bởi một loạt các loài gây hại, bao gồm bọ cánh cứng như sâu đục thân cà phê (Hypothenemus hampei) và sâu đực thân cây cà phê màu trắng (Monochamus leuconotus), rệp vảy,  rệp sáp, tuyến trùng… Với thực tiễn quản lý thích hợp, nông dân cà phê sẽ không có vấn đề với hầu hết các loài gây hại, và phát triển của sâu bệnh sẽ không quan trọng trong sản xuất hữu cơ so với vô cơ, trong hầu hết các trường hợp, dẫn đến tổn thất kinh tế.

Các loài gây hại cà phê quan trọng nhất là sâu đục thân, trái cà phê. Con cái trưởng thành của côn trùng này đục lỗ vào quả mọng cà phê, nơi chúng đẻ trứng. Khi nở, ấu trùng ăn hạt cà phê bên trong, do đó làm giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhiều kẻ thù tự nhiên của loài sâu này đã được báo cáo, bao gồm các ký sinh trùng, kẻ thù như kiến, chim và bọ trĩ, tuyến trùng, và nấm bệnh ký sinh trên sâu.

Biện pháp kiểm soát bởi như tăng cường thiên địch, quản lý bằng các biện pháp canh tác thích hợp.

Vệ sinh vườn bằng cách loại bỏ thường xuyên và phá hủy các nhánh bị nhiễm bệnh và lá, thu hoạch nhanh chóng và thu nhặt các hạt rơi từ bên dưới cây. Hạn chế sự di chuyển vật liệu hữu cơ ch phủ đất từ một khu vườn khác bị sâu, bệnh để ngăn sự phát triển của sâu bệnh.

Mầm cà phê non cũng có thể được bảo vệ bằng cách sử dụng thuốc xịt tự nhiên như từ cây tephrosia hoặc chiết xuất Neem hoặc ngăn bằng bao lưới..

5.7 quản lý bệnh hiệu quả

Hầu hết các bệnh cà phê quan trọng là do nấm, ví dụ, bệnh héo cà phê, gỉ lá cà phê, bệnh gỉ trên quả cà phê, trên vỏ cà phê và bệnh đốm mắt nâu... Cùng một loại mầm bệnh nấm, các phương pháp tiếp cận tương tự để quản lý các bệnh này có thể được áp dụng như sau:

- Bệnh héo cà phê còn được gọi là “héo Fusarium” hoặc “tracheomycosis”, bệnh héo cà phê là bệnh phá hoại nhất và có thể dẫn đến tổn thất năng suất 100%. Nó ảnh hưởng đến cà phê Arabica và Robusta cũng như các loài cà phê hoang dã. Nó là một bệnh héo mạch dẫn gây ra bởi nấm Fusarium xylarioides. Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh bao gồm vàng, lá gấp và uốn cong. Các lá sau đó khô và trở thành màu nâu và cuối cùng rụng, để lại cây bị ảnh hưởng hoàn toàn lá. Bệnh lây lan khi vật liệu cây bị nhiễm bệnh được kéo qua khu vườn chưa bị nhiễm. Nó cũng lây lan qua các công cụ bị ô nhiễm, con người hoặc đất mà tiếp xúc với cây đang khỏe mạnh.

Việc kiểm soát bệnh này đòi hỏi các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, liên quan đến các hạn chế về tiếp cận mầm bệnh từ cây giống, hạt, võ v.v… từ các khu vực bị ảnh hưởng, Tiêu hủy tất cả các cây bị nhiễm bệnh và liền kề bằng cách đốt cháy chúng và không di chuyển chúng. Các công cụ đã được sử dụng trên cây bị nhiễm bệnh nên được khử trùng bằng cách cháy lửa trên phần kim loại trước khi sử dụng chúng trên các vườn khác. Ở một số vùng trồng cà phê, các giống kháng cũng đã được sản xuất vì vậy cần liên hệ với cán bộ kỹ thuật địa phương hoặc trạm nghiên cứu để biết thông tin.

- Bệnh trên quả cà phê (CBD) là do nấm Colletotrichum gây ra và là một hạn chế lớn chủ yếu trên cà phê Arabica. Bệnh này thường có trên quả mọng màu xanh hoặc non và có thể dẫn đến tổn thất thu hoạch từ 20 đến 30%.

Để kiểm soát bệnh này, các giống kháng có sẵn nên được trồng để thay thế các giống nhạy cảm truyền thống. Ngoài ra, vệ sinh cây trồng bằng cách loại bỏ hạt bị nhiễm bệnh cũng rất hữu ích.

6. Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch

Kịp thời thu hoạch đảm bảo chất lượng cuối cùng của cà phê phụ thuộc vào cách thức thu hoạch. Nhiều nông dân trộn quả chín đỏ với quả xanh, đen, hoặc và quả khiếm khuyết. Các quả mọng chưa chín sản xuất hạt dễ bị vỡ một cách dễ dàng, có chất lượng kém, có kích thước nhỏ và thường được loại bỏ như là một phần trong quá trình xay xát, kết quả là tổn thất định tính và định lượng cao. Hơn nữa, các hạt chưa trưởng thành thường gây cho một vị không tốt cho cà phê.

Các khuyến cáo nông dân để thu hoạch cà phê thích hợp:

- Khi chọn hái cà phê, cẩn thận chọn quả đỏ trưởng thành để lại những quả màu xanh lá cây trên cây để tiếp tục chín hơn nữa hái lần sau.

- Túi xách, bạt Tarpaulin hoặc túi propylen nên được trải ra dưới cây cà phê để tránh hạt thu hoạch rơi xuống đất trống. Điều này được thực hiện để đảm bảo gom tất cả các hạt rơi xuống trong quá trình thu hoạch và để giảm thiểu ô nhiễm do hạt rơi trên mặt đất. Tất cả các hạt trên mặt đất nên được thu lại làm phân và trộn với vật liệu phân compost. Điều này đảm bảo rằng bất kỳ hạt bị nhiễm trùng với sâu bệnh, như sâu đục hạt cà phê bị phá hủy, do đó giảm lây lan.

- Loại bỏ tất cả các hạt kém hoặc xanh, lá, cành cây và các tạp chất bên ngoài từ hạt thu hoạch. Chọn thu hoạch thường xuyên, sau mỗi 2 tuần, để có được năng suất thu tốt và chất lượng nhất.

Khâu sơ chế biến cà phê có thể gây thất thoát lên đến 30% sản lượng do xử lý kém trong quá trình chế biến ướt và khô. Điều này chủ yếu là do nấm mốc từ kết quả của việc làm khô chậm hoặc thông gió kém trong lúc lưu trữ cà phê khô. Như vậy cũng phát triển việc giảm hương vị, mà cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Hầu hết những thiệt hại này có thể tránh được nếu nông dân nỗ lực thêm và cẩn thận xử lý các sản phẩm thu hoạch.

a. Chế biến ướt tốt hơn đối với cà phê Arabica, quá trình chế biến ướt để chất lượng vượt trội của nó có thể được duy trì. Chế biến ướt bắt đầu bằng cách loại bỏ da của quả mọng trước khi sấy khô. Một máy biến được sử dụng để loại bỏ da/võ từ quả thu hoạch ngay sau khi chọn. Hạt cà phê sau đó được lên men trong khoảng 12 đến 48 giờ để loại bỏ các chất nhầy trước khi sấy khô.

Khuyến nghị cho thích hợp cho việc rửa và sấy của hạt cà phê: rửa bằng nước sạch các hạt lên men và đổ bỏ nước nhầy trong mương có xử lý. Trãi hạt cà phê được rửa sạch để phơi trên tấm lót nilon sạch, an toàn một lớp mỏng và thường xuyên đảo để đảm bảo thậm chí khô lên đến 12% độ ẩm trước khi bán hạt. Có thể đo độ ẩm bằng máy đo, nếu có, hoặc bằng cách cắn – đậu khô sẽ dễ dàng vỡ. Thảm, bạt, sàn bê tông hoặc lưới trên sàn nâng cao có thể được sử dụng để làm khô nhằm duy trì chất lượng tốt. Đặt riêng cà phê khô cùng lô sau quy trình lên men và tránh trộn cà phê lên men vào những ngày khác nhau.

b. Chế biến khô: Cà phê Robusta có thể được xử lý khô, nhưng quá trình sấy nên bắt đầu ngay lập tức sau khi thu hoạch để tránh nấm mốc. Rất nhiều tổn thất thường phát sinh trong giai đoạn sấy. Hầu hết nông dân phơi khô cà phê của họ trên mặt đất. Điều này có một số ý nghĩa về tổn thất sau:

- Rất nhiều võ và bụi bẩn được thu thập với cà phê khi thu gom sau phơi từ mặt đất dẫn đến tổn thất chất lượng lớn.

- Trong trường hợp trời mưa, nông dân gặp vô cùng khó khăn để thu thập các hạt cà phê từ mặt đất dẫn đến thiệt hại định lượng. Ngoài ra, hạt bị ướt dẫn đến nấm mốc và do đó thiệt hạt cả chất lượng.

- Động vật và con người đi qua cà phê, phá hủy một số hạt và/hoặc làm dịch chuyển hạt dẫn đến tổn thất định lượng

Khuyến nghị cho nông dân làm khô cà phê thích hợp: tránh phơi khô cà phê trên mặt đất trần, thay vào đó sử dụng thảm, vải bạt, sàn bê tông hoặc lưới trên nền nâng lên để duy trì chất lượng tốt. Cần một hàng rào hoặc rào cản được tạm ngăn xung quanh khu vực phơi cà phê. Điều này sẽ giữ trẻ em và các loài động vật trang trại khỏi chà đạp cà phê phơi. Trãi hạt cà phê lớp mỏng và đảo thường xuyên để đảm bảo khô nhanh chóng. Làm khô cà phê theo lô thu hoạch và tránh trộn cà phê thu hoạch vào những ngày khác nhau. Mỗi lô nên được làm khô đúng 13% độ ẩm trước khi bán hoặc phân phối đến Trung tâm chế biến.

Hiện nay có các loại máy sấy, chế biến cơ giới hóa thích hợp, đảm bảo giảm thất thoát và giảm chất lượng cà phê, cần từng bước áp dụng vào mô hình sản xuất hữu cơ.

Bao bì và lưu trữ: Cà phê được nông dân trữ trong nhà. Cà phê được lưu trữ với các loại cây trồng khác và cùng với động vật, dễ bị tấn công từ ký sinh (chẳng hạn như từ chuột) dẫn đến tổn thất định tính và định lượng. Cà phê được lưu trữ trong nhà cũng có thể có mùi không tốt, làm giảm chất lượng.

Khuyến nghị cho nông dân để đóng gói và lưu trữ thích hợp của cà phê:

- Đóng gói cà phê hữu cơ trong bao tải sạch được làm từ sợi tự nhiên, sẽ tránh khỏi các hình thức ô nhiễm.

- Nếu có thể, xây dựng phòng đặc biệt để lưu trữ cà phê hoặc tại một cửa hàng tập thể cũng tách biệt với các sản phẩm khác. Điều này tránh nhiễm hương vị khác vào cà phê.

- Đảm bảo rằng cà phê khô không bị ướt một lần nữa để ngăn ngừa quá trình lên men, nếu không sẽ làm hỏng chất lượng của cà phê.

- Nơi đặt bao bì cà phê trên các pallet hoặc cột gỗ, ngoài tường, trong một cửa hàng có mái che và thông gió tốt.

7. Tiếp thị và chứng nhận hữu cơ trong sản xuất cà phê

Nhiều công ty cà phê cũng đã thành lập chuỗi cung ứng trực tiếp liên kết với các nhóm nông dân hoặc hợp tác xã. Theo chương trình như vậy, các công ty quản lý toàn bộ hệ thống từ các dịch vụ tư vấn, mua sắm, chế biến để tiếp thị sản phẩm cà phê hữu cơ cuối cùng và có thể luôn cả chứng nhận hữu cơ.

Ngoài các chương trình như vậy, nông dân cá thể và các nhóm vẫn còn phổ biến và họ cũng đóng góp một số lượng đáng kể cà phê. Hầu hết các sản xuất cà phê ở nhiều nước được xuất khẩu sang các nước tiêu thụ cà phê khác, nơi cà phê nếu được chứng nhận hữu cơ có nhu cầu cao. Vì chứng nhận hữu cơ đi kèm với chi phí, nên nó sẽ được bán giá cao hơn trên thị trường có nhu cầu cà phê hữu cơ.

Để giảm chi phí chứng nhận, nông dân có thể tham gia một chương trình chứng nhận tập thể hiện có hoặc tổ chức mình vào một nhóm mới. Điều này sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí đặc biệt là trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Ngoài ra, nông dân trong một nhóm có thể chia sẻ máy móc chế biến và g9o1ng gói, lưu trữ. Là nhóm hợp tác, trở nên dễ dàng tiếp cận với các khoản vay và để làm cho các liên kết đến thị trường và thương lượng để tìm kiếm các doanh nghiệp liên kết.

8. Yêu cầu chung về chứng nhận hữu cơ trong sản xuất cà phê

- Trong quá trình sản xuất cà phê, việc sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp bao gồm chất diệt cỏ và phân bón hoặc vật liệu trồng biến đổi gen không được phép. Bất kỳ ô nhiễm thuốc trừ sâu từ khu vườn cà phê thông thường lân cận thông qua xói mòn đất hoặc gió, trôi dạt cũng nên tránh. Máy móc và thiết bị sử dụng thông thường thuốc trừ sâu và phân bón cần được làm sạch trước khi xử dụng cho cà phê hữu cơ.

 - Trong chế biến sau thu hoạch cà phê, tách biệt rõ ràng sản lượng cà phê hữu cơ với vơ cơ trong khi phơi, chế biến, phân loại và đóng gói. Bao bì cho hạt cà phê hữu cơ cần có mày sắc, ký hiệu, mã số nông dân để tránh ô nhiễm chéo từ hạt sản xuất thông thường là rất cần thiết. Tốt nhất là nông dân cà phê hữu cơ nên xác định một vùng sản xuất, cơ sở chế biến riêng biệt, nơi cà phê hữu cơ của họ sẽ được xử lý.

- Nông dân sẽ ký một thỏa thuận với chủ sở hữu cơ sở để đảm bảo xử lý ưu tiên các hạt cà phê hữu cơ.

- Cụ thể tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia hoặc quốc tế có thể xác định cùng với các yêu cầu bổ sung cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch cà phê hữu cơ. Do đó, nông dân nên tham khảo ý kiến các phong trào hữu cơ quốc gia hoặc cơ quan chứng nhận hữu cơ hoạt động trong nước hoặc trong khu vực.

TS. Nguyễn Công Thành

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook