AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

Pin It
RAU HỮU CƠ SẢN XUẤT THẾ NÀO?
 
Sản xuất hữu cơ là một hệ thống canh tác rất hữu ích cho các hoạt động nông nghiệp quy mô tùy theo điều kiện sản xuất. Đối với rau hữu cơ, mặc dù chi phí chứng nhận, thời gian và lao động tham gia quản lý hệ thống cao hơn sản xuất rau thông thường, nhưng lợi nhuận và hiệu quả có khả năng rất cao khi thị trường phát triển tốt cho các sản phẩm rau hữu cơ được gieo trồng. Ngoài ra, còn đóng góp lớn cho việc bảo vệ môi trường sống và cung cấp sản phẩm sạch, hữu cơ cho nhu cầu cuộc sống con người và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
 

1. Nguyên tắc sản xuất hữu cơ

- Sử dụng các biện pháp, chế phẩm đặc biệt để kích thích hoạt động sinh học,

 

- Áp dụng phân trộn hữu cơ, phân bón hữu cơ trong danh mục được công nhận,

 

- Sử dụng cây che phủ và cây phân xanh, phân động vật được ủ đúng kỹ thuật,

- Luân canh cây trồng và trồng đồng loạt,

- Làm đất tối thiểu và thích hợp,

- Bổ sung sung đá thiên nhiên, vôi và đá phốt phát theo yêu cầu.

2. Lựa chọn địa điểm thành lập trang trại trồng rau hữu cơ

- Việc lựa chọn vị trí thành lập trang trại trồng rau hữu cơ có ý nghĩa quyết định thành công lớn. Sản xuất rau hữu cơ hoàn toàn khác với vô cơ.

 

- Địa điểm trồng có nguồn nước dồi dào chất lượng tốt; Tiếp cận với lao động, vận chuyển  và thị trường, v.v ...

- Địa điểm tránh dịch hại và sâu bệnh cho rau nhà sản xuất mong muốn phát triển.

- Khi mới bắt đầu nên quy hoạch trồng rau với diện tích nhỏ tránh rủi ro, và gia tăng kỹ năng sản xuất hữu cơ.

- Việc thành công sản xuất rau hữu cơ Sản xuất phụ thuộc vào việc thiết lập một kế hoạch luân canh bền vững. Điều này có nghĩa là khai thác quy mô diện tích tối ưu theo nhu cầu sản xuất thương mại và sử dụng đất dành cho sản xuất cây phân xanh. Đất này sau đó được đưa vào sản xuất trong một chu kỳ luân canh hiệu quả.

3. Chọn giống cây và vật liệu trồng

Việc sử dụng giống và vật liệu trồng từ nguồn biến đổi gen (GMOs) bị cấm trong sản xuất rau hữu cơ có chứng nhận. Hạt giống, cây giống và và liệu trồng cần phải lấy từ nguồn sản xuất hữu cơ. Việc ngoại trừ có thể cho phép khi một giống “tương đương” của hạt giống hay vật liệu trồng hữu cơ chưa được thương 

mại hóa cho cây rau muốn trồng hữu cơ nhưng cần đảm bảo chuyển đổi nguồn giống hữu cơ sau một vài năm.

Trong trường hợp không phải giống hữu cơ, thì hạt giống và cây con không được xử lý hóa chất nhất là nguồn giống làm các loại rau mầm. Trường hợp hạt giống không xử lý không có sẵn trên thị trường, thì chỉ chấp nhận hạt giống và vật liệu trồng được xử lý với các chất cho phép của cấp có thẩm quyền và nằm trong danh mục quy định được phép.

Quy định về rau hữu cơ của USA (Chương trình hữu cơ quốc gia Hoa Kỳ-NOP) quy định tạm thời cho việc sử dụng giống rau không từ nguồn hữu cơ trong điều kiện không tránh được như lũ lụt, sương giá xẩy ra. Mặt khác, nguồn giống để trồng là cây có thời gian lâu năm, có thể công nhận hữu cơ sau khi nó được trồng theo phương phát hữu cơ ít nhất một năm.

Những nguồn giống này đều được khai báo với cơ quan cấp chứng nhận và được phép. Đồng thời quan tâm nhu cầu thị trường, tính kháng sâu bệnh, chống chịu điều kiện bất lợi của vùng trồng khi có thể lựa chọn và tìm nguồn cung ứng giống tin cậy.

Trường hợp sử dụng gỗ xẻ để làm vật chứa giá thể trồng rau, cần phải chú ý không xử dụng chất hóa học arsenate hoặc chất cấm xử lý gỗ khi tiếp xúc với đất và giá thể trồng rau.

4. Dinh dưỡng đất

Mục tiêu của quản lý dinh dưỡng đất đai là duy trì và cải thiện độ màu mỡ của đất và giảm thiểu sự xói mòn đất. Điều này được thực hiện bằng cách áp dụng kiểu canh tác luân canh cây trồng, phân hữu cơ và cây trồng cây che phủ đất. Tăng cường nguồn hữu cơ từ thực vật và động vật, phân bón hữu cơ hoặc các biện pháp cải tạo đất.

Đất cần được thử nghiệm để xác định độ pH và mức độ phốt pho, kali, canxi và magiê. Các bộ dụng cụ kiểm tra đất đai (test kit) ở một số nước thường có sẵn ở bộ phận khuyến nông địa phương hoặc từ các phòng thí nghiệm dịch vụ phân tích nông nghiệp. Các mức dinh dưỡng trong đất sẽ chỉ ra lượng chất dinh dưỡng bổ sung cần thiết để giúp cho rau tăng trưởng và phát triển tối ưu.

5. Nguồn dinh dưỡng từ thực vật và động vật

Nguồn vật liệu từ thực vật (phụ phẩm cây trồng, rơm rạ, cây họ đậu…) và động vật (phân heo, bò, gà, phân trùn quế, xác cá…) dùng làm phân bón cho rau hữu cơ không được dùng các chất cấm để xử lý hoặc phối trộn. Phân trộn (compost) cần đáp ứng các yêu cầu về nhiệt độ và lượng cacbon-nitơ (C: N). Phân hữu cơ sử dụng phải có tỉ lệ C: N ban đầu từ 25: 1 đến 40: 1. Ngoài ra, khi sử dụng hệ thống ủ trong thùng hoặc ủ thông khí tĩnh phải đạt nhiệt độ từ 55 độ C đến 77 độ C trong tối thiểu 3 ngày. Nếu sử dụng hệ thống ủ phân, nhiệt độ đống phân phải được duy trì từ 55 độ C đến 77 độ C trong thời gian tối thiểu là 15 ngày và đảo trộn tối thiểu là 5 lần trong thời gian ủ đống. Nhiệt độ và số lần đảo trộn phải được ghi chép lại.

Vật liệu ủ phân được sử dụng bón cho rau hữu cơ cần thiết phải test kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng và không tồn lưu chất độc hại (có thể dùng test kit).

 

Các vật liệu thực vật chưa được ủ khi cần thiết được sử dụng trong sản xuất rau hữu cơ có chứng nhận.

Phân gia súc chưa được ủ chỉ có thể được sử dụng:

+ Trên các cánh đồng có cây trồng không dùng cho người tiêu thụ.

+ Dùng bón cho rau dùng cho người nếu nó được bón vào đất tối thiểu 90 ngày trước khi thu hoạch, với điều kiện phần ăn được của cây trồng không tiếp xúc với đất.

+ Dùng bón cho rau hữu cơ nếu nó được kết hợp trong đất tối thiểu là 120 ngày trước khi thu hoạch đối với sản phẩm có tiếp xúc với đất.

Lưu ý các quy định sử dụng phân thô (chưa được ủ) có thể sẽ bị cấm bởi các quy định v

ề an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng bùn thải đô thị bị cấm trong sản xuất rau hữu cơ được chứng nhận.

6. Áp dụng phân bón và cải tạo đất

Các loại phân bón và chất cải tạo đất cho phép theo Danh mục Quốc gia có sẵn để áp dụng  cho rau hữu cơ. Ngoài ra, vật liệu khai mỏ có độ hòa tan thấp có thể được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tro của thực vật hoặc động vật cũng có thể được sử dụng để cải thiện độ màu mỡ của đất nếu chúng không được kết hợp hoặc xử lý bằng chất bị cấm và không phải là một chất cấm. Cần lưu ý rằng một số phân bón và cải tạo đất có nhãn là "tự nhiên" hoặc "hữu cơ" có thể không được cho phép trong sản xuất hữu cơ mà cần kiểm tra với cơ quan chứng nhận hoặc trong danh mục của cơ quan hữu quan (ví dụ CU, OMRI, IFOAM…) trước khi áp dụng. Ở Việt Nam chưa có các cơ quan này, cho nên cần được tư vấn bởi cơ quan chuyên môn.

Một trong những hạn chế của việc sử dụng phân bón hữu cơ là các loại phân bón cho phép đôi khi rất khó tìm trong thương mại, mặc dù điều này đang được cải thiện khi ngành công nghiệp phân bón hữu cơ phát triển. Hơn nữa, các loại phân bón hữu cơ cho phép (có chứng nhận) nói chung thường tốn kém nhiều và

 giá cao so với phân bón hóa học. Phân hữu cơ xu hướng tỷ lệ chất dinh dưỡng thấp, do đó cần phải được áp dụng với lượng lớn và khó quản lý. Cuối cùng, phân bón hữu cơ có thể khó pha trộn. Tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ thương mại /công nghiệp để bổ với các loại dinh dưỡng khác như phân trộn, cây che phủ và phân động vật.

7. Quản lý cỏ dại

Cỏ dại là thách thức quan trọng nhất trong sản xuất hữu cơ. Cỏ dại phát triển mạnh khi có sự cạnh tranh của cây trồng yếu. Cho ví dụ, nơi có khoảng trống hoặc cây còn nhỏ sẽ có cỏ phát triển mạnh. Cỏ cạnh tranh mạnh so với cây trồng, chúng sẽ chiếm phần đất trống nhanh chóng.

Mọt số biện pháp có thể giảm sự phát triển cỏ dại trong rau như:

- Giảm khoảng cách giữa các hàng trồng rau, gia tăng mật độ cây rau trồng,

- Giảm khoảng cách giữa các luống trồng,

- Tăng số hàng cây, mật độ rau trồng trên luống,

- Trồng cây rau có khả năng cạnh tranh cao với cỏ dại,

- Nghiên cứu hợp lý khoảng cách và mật độ tối ưu cây trồng/rau cho mỗi vùng cụ thể,

- Dùng bạt nilon che phủ đất,

- Luân canh cây trồng hợp lý để giảm ngân hàng hạt cỏ trong đất. Nhất là luân canh các loại rau trồng cạn với cây lúa nước.

8. Quản lý dịch hại rau hữu cơ

Mỗi loại rau có dịch hại khác nhau nên cần có cách quản lý khác nhau. Rau sản xuất hữu

 cơ không được dùng thuốc hóa học nên việc quản lý chủ yếu bằng các chiến thuật quản lý khác nhau để phòn

g tránh là chính chứ không phải dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt chúng. Các biện pháp quản lý sâu bệnh phòng tránh bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật canh tác, các biện pháp vật lý và kiểm soát sinh học. Cần xác định các loại sâu bệnh chính thường gặp trên một số rau cụ thể trước khi trồng hữu cơ. Kỹ thuật canh tác, các biện pháp vật lý và / hoặc kiểm soát sinh học sau đó có thể được lựa chọn để quản lý dịch hại.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng quát:

8.1 Biện pháp canh tác

 

+ Làm đất : Rau thích hợp trồng ở đất có độ pH từ 5 – 7, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Làm đất tơi xốp và phơi ải đất ít nhất 7 – 10 ngày. Phơi nắng diệt mầm sâu bệnh hại rau.

+ Trồng luân canh: Áp dụng biện pháp luân canh với cây khác họ phòng tránh sâu bệnh. Ví dụ trồng cà chua xen với cây rau thập tự như cải bắp, cải thảo, súp lơ…vv.  Mùi cây cà chua có tác dụng xua đuổi sâu tơ hại trên cây rau thập tự. Tốt nhất là luân canh với cây lúa nước.

+ Bẫy cây trồng: Bẫy cây trồng để dẫn dụ sâu hại hoặc đuổi sâu hại. Ví dụ, có thể trồng cây hoa hướng dương trên đầu các bờ ruộng rau, để thu hút sâu khoang đến đẻ trứng… Dùng bẫy dính màu vàng hoặc màu xanh để bẫy một số con trưởng thành có cánh như rệp, ruồi đục lá, đục quả, bọ nhảy…hại nhiều loại cây trồng. Những loại bẫy này chi phí thấp, có thể tận dụng các vật liệu sẵn có để làm bẫy.

Bẫy nên đặt ở độ cao 40 – 60 cm tính từ bệ cây là thích họp nhất. Bẫy có bán sẵn

 và được hướng dẫn sử dụng trên nhãn.

8.2 Biện pháp cơ giới, thủ công:

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để ngắt bỏ ổ trứng mới nở và giết nhộng của chúng,

- Các kỹ thuật canh tác, làm đất, phơi đất, dùng màn phủ chống sâu bệnh cũng thuộc biện pháp này.

8.3 Biện pháp sinh học: Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại rau là lợi dụng các thiên địch để tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng, dùng chế phẩm sinh học, hữu cơ khi cần thiết.

- Thiên địch gồm : Các loài bọ rùa ăn rệp ăn sâu hại; các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhộng của sâu hại; các loài kiến, nhện…ăn sâu hại.

- Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng: Trichoderma, Beauveria, nấm xanh Ometar…để phun khi cần thiết diệt sâu hại, các loại rầy và bảo vệ được các loài thiên địch có ích. Không được sử dụng thuốc hóa học.

- Sử dụng bẫy Pheromone treo trên ruộng rau để thu hút con trưởng thành cái đến các bẫy mà không giao phối được, không đẻ được trứng và không hình thành được sâu. trên thị trường, vật liệu làm bẫy Pheromone đều có bán sẵn, bao gồm: Mồi pheromone (được cung cấp bởi Viện BVTV), bát nhựa, hộp nhựa, giá treo bẫy, dây thép, xà phòng. Đoục hướng dẫn cách sử dụng bẫy Pheromone.

TS. Nguyễn Công Thành

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook