AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

Nông nghiệp Hữu cơ đang trên đà phát triển và thị trường lúa gạo Hữu cơ tại Việt Nam đang trở thành cơ hội tiềm năng cho những doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có trách nhiệm và có hướng đi dài hạn và bền vững. Việc này cũng cho thấy được thị trường lúa gạo hữu cơ đang có sự cạnh tranh gắt gao. Nhằm đẩy mạnh những lợi thế về chất lượng hàng hóa của mình, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng vùng nguyên liệu liên kết với các HTX và nhóm nông dân. Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, coi trọng sự quan tâm về sức khỏe của khách hàng, của người lao động trực tiếp, và sức khỏe của môi trường canh tác (bao gồm đất đai, nước, không khí và sự tác động của hệ sinh thái xung quanh môi trường canh tác).

Công ty Lương thực MS 2019, đã thể hiện sự quan tâm này, thông qua hợp tác với Viện Nghiên Cứu và Phát Triển NN Hữu Cơ Á Châu (AOI) cùng tổ chức “Hội thảo Tập huấn chuỗi liên kết giá trị vùng trồng lúa hữu cơ” ngày 11/9/2020, tại Hội trường UBND xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Hội thảo tập huấn có sự trao đổi, chia sẻ nhiệt tình của các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Nông nghiệp Hữu cơ như: Tiến sỹ Nguyễn Công Thành (Viện Trưởng Viện AOI), Tiến sỹ Vũ Tiến Khang (Viện Phó Viện AOI), Thạc sỹ Bùi Đình Đường (Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Khoa học Kỹ thuật Viện AOI), Tiến sỹ Trần Kiều Trang (Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tê, AOI), Kỹ sư Nguyễn Quang Minh (Chuyên viên của Viện AOI) và sự tham gia của gần 60 đại biểu là cán bộ quản lý, kỹ thuật và khuyến nông của tỉnh, huyện và xã vùng dự án, Ban quản trị 4 HTX trong huyện và nông dân.

Nội dung của Hội thảo Tập huấn đi sâu giới thiệu về các khái niệm, tiêu chuẩn và nguyên lý Nông nghiệp Hữu cơ, các chứng nhận hữu cơ, quy trình canh tác lúa hữu cơ, chia sẻ xu hướng và các quy trình, giải pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên cây lúa và cây trồng nói chung.

Đại biểu khách mời tham gia đợt tập huấn lần này có các cơ quan nhà nước như: Đại diện Sở Nông nghiệp, Trung tâm KN tỉnh Vĩnh Long, Trạm BVTV huyện, Hội Nông dân huyện, Trạm Khuyến nông, cùng các thành viên của UBND các xã vùng dự án.

  1

Hình 1: Các thành phần tham gia buổi hội thảo

 

Đại biểu tham gia tập huấn nhiều nhất là Hợp tác xã (HTX) Hiếu Thuận, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, với hơn 40 xã viên cùng Ban quản trị HTX. Nhiều đại biểu đã nhiệt tình trao đổi và chia sẻ với chuyên gia về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của việc sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ.

Thành

 Hình 2

 

Đường

Hình 3

 

Khang

Hình 2, 3 và 4: Các Giảng viên từ Viện AOI chia sẻ về Khái niệm, nguyên lý và tiêu chuẩn về Nông nghiệp Hữu cơ, các chứng nhận, quy trình sản xuất, xu hướng và giải pháp sản xuất hữu cơ

 

Đối với công ty Lương Thực MS2019 không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh sản phẩm lúa gạo hữu cơ mà còn cung ứng các sản phẩm sinh học của công ty trong việc tạo ra hạt gạo hữu cơ phù hợp quy trình canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn EU, USDA và JAS. Công ty đã thể hiện đầu tư kinh doanh có trách nhiệm, nâng cao thu nhập cho HTX và nông dân; thông qua hội thảo tập huấn tạo điều kiện giúp nông dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác và thấy được lợi ích to lớn từ việc canh tác lúa theo quy trình hữu cơ các tiêu chuẩn EU, USDA và JAS.

Không giống với các quy trình canh tác lúa theo hóa học, canh tác lúa hữu cơ là quy trình canh tác không sử dụng hóa chất phân bón và thuốc trừ sâu, thay bằng phân bón và chế phẩm BVTV hữu cơ, sinh học giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho con người và vật nuôi.

Qua buổi hội thảo, các thành viên Hợp tác xã đã hiểu được quy trình canh tác lúa hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc tế và tự tin sẽ áp dụng vào mùa vụ sắp tới. Viện AOI cùng công ty Lương Thực MS2019 và các cơ quan liên quan có buổi gặp gỡ trao đổi và định hướng sắp tới về nhân rộng mô hình lúa hữu cơ cùng nhau, góp phần vào quá trình phát triển nền nông nghiệp bền vững.

 

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, các lớp tập huấn cho các Hợp tác xã (HTX) đã được tổ chức tại các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang do Viện Nghiên Cứu và Phát triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Á Châu

Sau thành công về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa-tôm hữu cơ, ở ĐBSCL trên những cây trồng chính  cho an ninh lương thực con người, nhóm dự án tiếp tục nhân rộng nông nghiệp hữu cơ đến cây tiêu ở tỉnh Kiên Giang (ĐBSCL) và vùng Tây Nguyên của đất nước.

Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á châu (AOI) quy tụ những nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn sản xuất hữu cơ và chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu

Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á châu (AOI) quy tụ những nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn sản xuất hữu cơ và chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu

Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á châu (AOI) quy tụ những nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn sản xuất hữu cơ và chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu

Viện AOI cung cấp dịch vụ đánh giá và chứng nhận hữu cơ Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) ngang tầm các tiêu chuẩn quốc tế như EU, USDA, JAS và VN

Một trong những chương trình hợp tác giữa Công ty TNHH TAIYO NOUEN và Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu, chúng tôi đồng tổ chức Hội thảo tập huấn Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) về thực phẩm hữu cơ:

Trong khuôn khổ dự án Graisea 2.0, Viện AOI phối hợp với RECERD và Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Kiên Giang tổ chức đợt tập huấn “Nâng cao nâng lực cho các HTX trong địa bàn dự án Graisea 2.0 ở tỉnh Kiên Giang”.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến các bạn đọc quyển cẩm nang “HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ cho các bên liên quan trong mô hình liên kết chuỗi giá trị” của TS. Nguyễn Công Thành, một trong những người đi đầu rất tâm huyết trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa hữu cơ

 
𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐬𝐨̛ 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐞̂̀ 𝐚́𝐧 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐍𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐡𝐮̛̃𝐮 𝐜𝐨̛   
𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝟐𝟎𝟐𝟐-𝟐𝟎𝟐𝟓 𝐯𝐚̀ đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟑𝟎
 
Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030, ngày 02/8/2024, tại Sóc Trăng.
Viện AOI hợp tác với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng xây dừng Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030. Quá trình xây dựng công phu, Đề án đã được thông qua Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh và được chấp  thuận đưa vào triển khai thực hiện từ cuối năm 2022.
 
Hính 1. Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 tại Sóc Trăng
 
 
Qua báo cáo của Ban quản lý Dự án về quá trình hoạt động tóm tắt như sau:
 
Trong giai đoạn 2022 - 2024, triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, đã tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai, thu hút 300 lượt người tham dự; tổ chức 21 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ cấp tỉnh và cán bộ các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức 148 lớp tập huấn về nông nghiệp hữu cơ cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp với 2.960 lượt người tham dự. Tổ chức 2 cuộc tham quan, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long và Bến Tre. Lắp đặt 28 bảng pano tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ tại các địa điểm thực hiện mô hình.
 
Hình 2. Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng
 
Dự án đã hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất hữu cơ cho 32 mô hình trên cây ăn trái, lúa, rau màu, gia súc, thủy sản; hỗ trợ 14 mô hình sản xuất hữu cơ được tư vấn để đánh giá chứng nhận; hỗ trợ 2 mô hình xây dựng quy trình nhập liệu canh tác và truy xuất nguồn gốc. Để giúp tiêu thụ sản phẩm chuyển đổi hữu cơ, Ban Quản lý Dự án đã tổ chức liên kết xúc tiến thương mại, thông qua việc tham gia gian hàng trưng bày tại 4 cuộc hội chợ trong và ngoài tỉnh; tổ chức ký kết bản ghi nhớ liên kết tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản với Hội Nông sản an toàn tỉnh Lào Cai…
 
Hình 3. Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng
 
Ngoài việc xây dựng đề án, Nhóm tư vấn Viện AOI đã tham gia lĩnh vực đào tạo về xây dựng mô hình NNHC cho cán bộ các cấp liên quan trong tỉnh và nông dân tham gia mô hình và tư vấn các vấn đề chuyên môn. Kết nối các DN đầu vào và đầu ra…
 
Nhóm Admin Viện AO
𝐆𝐢𝐨̛̀ 𝐭𝐫𝐚́𝐢 đ𝐚̂́𝐭 𝟐𝟎𝟐𝟒: 𝐆𝐢𝐚̉𝐦 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐂𝐚𝐜𝐛𝐨𝐧 - 𝐇𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐍𝐞𝐭 𝐙𝐞𝐫𝐨
download
GIỜ TRÁI ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
      Vào 20h30 ngày 23/3/2024 theo giờ địa phương, Giờ Trái đất lần thứ 18 sẽ diễn ra trên toàn cầu. Chiến dịch kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng toàn thế giới “Tắt đèn, dành trọn vẹn một giờ cho trái đất", làm một việc hữu ích cho hành tinh của chúng ta.

     Bắt nguồn từ sự kiện tắt đèn mang tính biểu tượng tại Sydney 2007, Giờ Trái Đất đã trở thành phong trào toàn cầu hàng năm về bảo vệ môi trường, nơi các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ trên toàn thế giới cùng lên tiếng về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), mất tài nguyên thiên nhiên. Giữa lúc thế giới chứng kiến nhiều xáo trộn, Giờ Trái đất là một tín hiệu tích cực, một nguồn hy vọng và cảm hứng để kêu gọi sự cam kết mạnh mẽ hơn từ công chúng trên toàn cầu, đặc biệt đối với các cá nhân còn đang do dự và ngần ngại, cùng tham gia phục hồi trái đất.
  
     Bà Kirsten Schuijt - Tổng Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) - chia sẻ: “Chúng ta cần đoàn kết, phát huy sức mạnh của tập thể và cá nhân để nâng cao nhận thức về những vấn đề môi trường, hướng tới phục hồi đa dạng sinh học vào năm 2030. Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở việc tắt đèn 1 giờ mỗi năm mà là cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhau hành động, cùng nhau bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sống”.
GIỜ TRÁI ĐẤT 2024 TẠI VIỆT NAM

     Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất mà loài người đang phải đối mặt. Đối với Việt Nam, việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Tiếp theo cam kết đưa phát thải ròng về không (Net Zero) tại COP26, chính phủ Việt Nam khẳng định “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện” tại COP28 thông qua việc xây dựng và thực hiện các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng hệ sinh thái năng lượng tái tạo; nghiêm túc theo đuổi cam kết quốc gia tự quyết định, chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nhiều hoạt động khác nhằm giảm thiểu phát thải carbon.

     Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn hay kinh tế carbon thấp là mục tiêu không hề dễ dàng. Trong bối cảnh đó, việc giảm dấu chân carbon đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hướng tới Net Zero. Giảm dấu chân carbon, đồng nghĩa với giảm phát thải, là một trong những yếu tố tiên quyết để hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

     Giờ Trái đất 2024 tại Việt Nam, WWF cùng với Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi công chúng cùng “Giảm dấu chân carbon - Hướng tới Net Zero”. Trong đó, Giờ Trái đất kêu gọi các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các giải pháp tối ưu hoá hoạt động, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh các hoạt động trực tuyến trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội, nhiều sự kiện trực tiếp cũng được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi cộng đồng cùng hành động vì mục tiêu chung của Việt Nam.

     Bà Phạm Cẩm Nhung, Quản lý Chương trình Khí hậu và Năng lượng của WWF-Việt Nam, chia sẻ: “Đôi khi chúng ta quên mất rằng thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều thiết yếu trong cuộc sống, từ không khí chúng ta đang thở, thực phẩm, nước uống chúng ta dùng hàng ngày. Về cơ bản, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Giờ Trái đất là cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại và suy ngẫm. Bên cạnh hành động tắt đèn, bạn có thể làm nhiều điều thiết thực để bảo vệ ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta. Hãy cùng chúng tôi giảm dấu chân carbon, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của đất nước”.

     Ngày 23 tháng 3 này, khi đồng hồ điểm 20h30, khắp nơi trên thế giới cùng tham gia vào thời khắc tắt đèn, chúng ta hãy tạm gác lại những vướng bận hàng ngày, dành một giờ cho Trái đất và làm những việc, dù là nhỏ nhất, có thể góp phần giảm dấu chân carbon. Bạn có thể đạp xe, lựa chọn mua các sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường, trồng thêm cây xanh, tham dự sự kiện Giờ Trái đất tại địa phương hay chỉ đơn giản là tắt các thiết bị điện không cần thiết trong vòng một giờ. Dù bạn là ai, và đang ở đâu, tất cả đều có thể tham gia vào sứ mệnh cao cả này vào ngày Giờ Trái đất.
 
poster 1 1 1 1 771831
© WWF-Việt NamBộ nhận diện thương hiệu Giờ Trái đất 2024

      NGÂN HÀNG THỜI GIAN

     Trong năm 2024, WWF-Việt Nam chính thức giới thiệu nền tảng Ngân hàng thời gian (Hour Bank) nhằm kêu gọi công chúng tại Việt Nam cùng dành thời gian thực hiện những hành động thiết thực vì Trái đất. Nền tảng Hour Bank đã được triển khai từ Giờ Trái đất năm 2023 trên thế giới, ghi nhận 410.000 giờ hành động vì Trái đất từ công chúng toàn cầu.

     Hour Bank là nền tảng cho phép người dùng khám phá hoạt động phù hợp với bản thân trên 6 lĩnh vực: Thực phẩm, Thể thao và sức khỏe, Giải trí, Nghệ thuật và sáng tạo, Bền vững, Thiên nhiên. Mỗi cá nhân có thể đồng thời thực hiện nhiều hoạt động hữu ích cho Trái đất, lan tỏa thông điệp tích cực tới cộng đồng từ các sở thích và lối sống hàng ngày.

     Với mỗi lượt truy cập và đăng ký/hoàn thành một hoạt động có trong Hour Bank, hệ thống sẽ ghi nhận thời gian mỗi người đóng góp cho Trái đất. Tổng số thời gian mỗi quốc gia đăng ký trong Hour Bank, và bảng xếp hạng toàn cầu sẽ được công bố trên trang web Giờ Trái đất Quốc tế sau chiến dịch.

     Năm 2024, Giờ Trái đất kỳ vọng có thể nhận được ít nhất 10.000 giờ ủng hộ Trái đất từ công chúng Việt Nam. Hãy truy cập trang Ngân hàng thời gian để đăng ký hoạt động và thời gian bạn muốn dành cho cho Trái đất.Posted on 07 March 2024Giờ Trái đất 2024 tại Việt Nam, WWF cùng với Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên & Môi trường kêu gọi công chúng cùng “Giảm dấu chân carbon - Hướng tới Net Zero”.
Sưu tầm: https://vietnam.panda.org/?384015/GIO-TRAI-DAT-2024-GIAM-DAU-CHAN-CARBON-HUONG-TOI-NET-ZERO
Nhóm Admin Viện AOI
 

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook