AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

Tiêu điểm

 “LIÊN KẾT 4 NHÀ” XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ GIỐNG DS 1

 “LIÊN KẾT 4 NHÀ” XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ GIỐNG DS 1 Viện AOI trong nỗ lực hợp tác xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa hưu cơ với giống lúa DS 1 (Japonica) đã có các hoạt dộng tham quan và làm việc...

ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI-CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN-THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HƯU CƠ HIỆN NAY

  ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI-CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN-THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HƯU CƠ HIỆN NAY Viện NC&PT Nông nghiệp hữu cơ Á Châu (AOI) I. Thuận lợi, và cơ hội 1. Chính sách...

Food Systems Summit – towards sustainable agri-food production

  Participants at the UN Food Systems Summit.Photo: ©UNFSS   Nearly 300 commitments for a better future through food systems that work for people, planet and prosperity were made at the...

"Mở cửa sổ" cho nông dân nhìn ra thế giới

    Hội nghị trực tuyến ngày 15/9 mở rộng kết nối, tầm nhìn tương lai cho những cánh đồng Việt Nam. Công ty Mekong Organics có trụ sở tại Canberra (Australia) đã khởi động Dự án “Thúc đẩy...

“An Giang: Trồng nấm rơm kiểu mới lạ, nấm mọc chi chít, nông dân bất ngờ thu 2 triệu/ngày”

Thông tin Nông nghiệp Bền vững và Hữu cơ: “An Giang: Trồng nấm rơm kiểu mới lạ, nấm mọc chi chít, nông dân bất ngờ thu 2 triệu/ngày” Đây là một hoạt động thuộc Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cánh...

“Hội thảo-Tập huấn chuỗi liên kết giá trị vùng trồng lúa hữu cơ – nâng tầm giá trị cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo”

Nông nghiệp Hữu cơ đang trên đà phát triển và thị trường lúa gạo Hữu cơ tại Việt Nam đang trở thành cơ hội tiềm năng cho những doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có trách nhiệm và có...

(Graisea 2.0) Nâng cao năng lưc cho tổ nhóm

Trong khuôn khổ dự án Graisea 2.0, Viện AOI phối hợp với RECERD và Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Kiên Giang tổ chức đợt tập huấn “Nâng cao nâng lực cho các HTX trong địa bàn dự án...

10 Lợi Ích Không Ngờ Đến Từ Canh Tác Hữu Cơ

Canh tác hữu cơ vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, canh tác hữu cơ được phổ biến như một phương pháp nông nghiệp giúp cắt giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu...

DỊCH VỤ

  • Tại sao phải sản xuất hữu cơ ?

    Nguyễn Công Thành, đã tổng hợp 13 lý do cần phải sản xuất hữu cơ sau đây:

    1. Tránh sự độc hại từ hóa chất phân bón và thuốc BVTV
  • GLOBAL GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

  • Nhằm góp phần đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả phục vụ tiêu dùng trong nước nói riêng và xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Tiêu chuẩn VietGAP.

TIN TỨC

  • 𝑿𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒉𝒆̣̂ 𝒕𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂̉𝒏 𝒍𝒚́ 𝒏𝒐̣̂𝒊 𝒃𝒐̣̂ (𝑰𝑴𝑺)

       Những tháng đầu năm 2024, trong khuôn khổ dự án GIZ về xây dựng hệ thống quản lý nội bộ (IMS), nhằm đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn chất lượng Organic /SRP, Viện AOI tham gia và phối hợp các địa phương tổ chức tập huấn các nội dung liên quan cho 08 HTX trong vùng dự án khắp 6 tỉnh vùng ĐBSCL gồm: HTX Tôm-Lúa Thuỷ Nông và HTX Thuận Phát tỉnh Kiên Giang, HTX Phú Thạnh tỉnh An Giang, HTX Hiếu Lực tỉnh Hậu Giang, HTX Hưng Lợi và HTX Tân Lập tỉnh Sóc Trăng, HTX Khiết Tâm TP. Cần Thơ và HTX Phú Thọ tỉnh Đồng Tháp.

    GIZ9

    Hình 1. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

       Các buổi tập huấn được chuẩn bị hết sức chu đáo nhằm đem đến sự thành công về mặt thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ hoặc tiêu chuẩn SRP. Tham gia tập huấn, với sự có mặt đầy đủ cán bộ quản lý các HTX, nông dân thành viên HTX và các thành viên được chọn trong nhóm IMS. Giảng viên trao đổi kỹ cách thực hiện quy trình sản xuất lúa hữu cơ và cách nâng cao điểm chuẩn SRP; Nông dân biết cách ghi chép nhật ký sản xuất, các thành viên nhóm IMS có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm.

    GIZ3

    Hình 2. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

       Qua nhiều đợt tập huấn, các HTX đã nắm được quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ hoặc tiêu chuẩn SRP định hướng chứng nhận song song với việc hình thành nhóm IMS biết cách hoạt động, quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn, biết cách xây dựng và áp dụng bộ hồ sơ nhằm đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn chứng nhận.

    GIZ1

    Hình 3. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

       Trong thời gian tiến hành dự án, Viện AOI đã nỗ lực kết nối các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và ý thức xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về giá trị và chất lượng sản phẩm lúa gạo tham gia liên kết với các HTX vùng dự án. Việc kết nối cũng được một số công ty quan tâm. Tuy nhiên, thật sự rất ít công ty tham gia dạng liên kết từ đầu này nên chưa thể đáp ứng nguyện vọng của các HTX và bà con nông dân đang định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn và chất lượng hữu cơ/SRP.

    GIZ2GIZ6

    Hình 4. Tập huấn và xây dựng hệ thống kiểm tra nội bộ (IMS)

       Những HTX trên đây đã được dự án GIZ, Viện AOI và các bên tham gia quyết tâm xây dựng các vùng nguyên liệu lúa đáp ứng theo các tiêu chuẩn hữu cơ/SRP. Cách tổ chức sản xuất, hoạt động nhóm IMS, bộ hồ sơ chứng nhận… đã được chuyển giao cho các HTX nói trên nên các HTX này rất có triển vọng đáp ứng sản xuất vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ/SRP mà các doanh nghiệp đang có nhu cầu.

    GIZ7

    Hình 5. Tìm kiếm và liên kết doanh nghiệp để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm hữu cơ /SRP

       Vì vậy, chúng tôi kêu gọi sự tham gia liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm và xây dựng thương hiệu sản phẩm cộng đồng, để cùng chúng tôi tranh thủ thành quả đạt được của dự án, liên kết với các HTX nói trên để thực hiện sản xuất tại vùng nguyên liệu lúa hữu cơ /SRP, đã sẵn sàng nhằm góp phần cải thiện đời sống của nông dân, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

       Nếu có quan tâm xin hãy kết nối hoặc liên hệ với chúng tôi.

       Xin chân thành cảm ơn.

    Nhóm Admin Viện AOI

  •  
    𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐬𝐨̛ 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐞̂̀ 𝐚́𝐧 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐍𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐡𝐮̛̃𝐮 𝐜𝐨̛   
    𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝟐𝟎𝟐𝟐-𝟐𝟎𝟐𝟓 𝐯𝐚̀ đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟑𝟎
     
    Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030, ngày 02/8/2024, tại Sóc Trăng.
    Viện AOI hợp tác với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng xây dừng Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030. Quá trình xây dựng công phu, Đề án đã được thông qua Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh và được chấp  thuận đưa vào triển khai thực hiện từ cuối năm 2022.
     
    Hính 1. Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 tại Sóc Trăng
     
     
    Qua báo cáo của Ban quản lý Dự án về quá trình hoạt động tóm tắt như sau:
     
    Trong giai đoạn 2022 - 2024, triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, đã tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai, thu hút 300 lượt người tham dự; tổ chức 21 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ cấp tỉnh và cán bộ các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức 148 lớp tập huấn về nông nghiệp hữu cơ cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp với 2.960 lượt người tham dự. Tổ chức 2 cuộc tham quan, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long và Bến Tre. Lắp đặt 28 bảng pano tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ tại các địa điểm thực hiện mô hình.
     
    Hình 2. Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng
     
    Dự án đã hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất hữu cơ cho 32 mô hình trên cây ăn trái, lúa, rau màu, gia súc, thủy sản; hỗ trợ 14 mô hình sản xuất hữu cơ được tư vấn để đánh giá chứng nhận; hỗ trợ 2 mô hình xây dựng quy trình nhập liệu canh tác và truy xuất nguồn gốc. Để giúp tiêu thụ sản phẩm chuyển đổi hữu cơ, Ban Quản lý Dự án đã tổ chức liên kết xúc tiến thương mại, thông qua việc tham gia gian hàng trưng bày tại 4 cuộc hội chợ trong và ngoài tỉnh; tổ chức ký kết bản ghi nhớ liên kết tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản với Hội Nông sản an toàn tỉnh Lào Cai…
     
    Hình 3. Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng
     
    Ngoài việc xây dựng đề án, Nhóm tư vấn Viện AOI đã tham gia lĩnh vực đào tạo về xây dựng mô hình NNHC cho cán bộ các cấp liên quan trong tỉnh và nông dân tham gia mô hình và tư vấn các vấn đề chuyên môn. Kết nối các DN đầu vào và đầu ra…
     
    Nhóm Admin Viện AO

MEDIA

Ảnh hoạt động của AOI

Hội thảo
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tôm sinh thái lúa hữu cơ ven biển tây ĐBSCL
Hội thảo
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tôm sinh thái lúa hữu cơ ven biển tây ĐBSCL
Hội thảo
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tôm sinh thái lúa hữu cơ ven biển tây ĐBSCL
Hội thảo
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tôm sinh thái lúa hữu cơ ven biển tây ĐBSCL
Tập huấn
Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất tiêu hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, EU, JAS 2019-2020
Tiêu hữu cơ Gò Quao
Tiêu hữu cơ Gò Quao
Tiêu hữu cơ Gò Quao
Tiêu hữu cơ Gò Quao
Tiêu hữu cơ Gò Quao
Tiêu hữu cơ Gò Quao

VIDEO

Viện AOI - một năm nhìn lại Viện AOI - một năm nhìn lại

Viện AOI - một năm nhìn lại

Thả vịt xuống ruộng lúa hữu cơ Thả vịt xuống ruộng lúa hữu cơ

Thả vịt xuống ruộng lúa hữu cơ

Ruộng lúa hữu cơ Ruộng lúa hữu cơ

Ruộng lúa hữu cơ

Làm cỏ lúa hữu cơ bằng máy 1 hàng Làm cỏ lúa hữu cơ bằng máy 1 hàng

Làm cỏ lúa hữu cơ bằng máy 1 hàng

Mô hình lúa hưu cơ ở Tri Tôn Mô hình lúa hưu cơ ở Tri Tôn

Mô hình lúa hưu cơ ở Tri Tôn

Viện AOI - một năm nhìn lại Viện AOI - một năm nhìn lại

Viện AOI - một năm nhìn lại

Mô hình tiêu hữu cơ ở Gò Quao năm 2018 Mô hình tiêu hữu cơ ở Gò Quao năm 2018

Mô hình tiêu hữu cơ ở Gò Quao năm 2018

Viện AOI một năm nhìn lại Viện AOI một năm nhìn lại

2021 - Một năm nhìn lại AOI - NC & PT Nông nghiệp Hữu cơ Định hướng phát triển 2022.

2022 - Viện AOI một năm nhìn lại 2022 - Viện AOI một năm nhìn lại

2022 - Một năm nhìn lại AOI - NC & PT Nông nghiệp Hữu cơ Định hướng phát triển 2023

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook