AOI accompanies businesses and farmers to strive for community health and sustainable development

Pin It

 

ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI-CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN-THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HƯU CƠ HIỆN NAY

Viện NC&PT Nông nghiệp hữu cơ Á Châu (AOI)

I. Thuận lợi, và cơ hội

1. Chính sách thúc đẩy phát triển NNHC

Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng được nhà nước quan tâm và khuyến khích, Chính phủ đã ra ban hành nhiều chương trình/Nghị Định/Quyết Đinh…trong đó (i) Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 1/2012 của Thủ tướng chính phủ về chính  sách  hỗ  trợ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ về việc áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm hữu cơ; (ii) Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ; (iii) Quyết định 3883/QĐ-BKHCN ngày 29.12.2017 công bố 03 Tiêu chuẩn: TCVN 11041-1:2017: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm NNHC, TCVN 11041-2:2017 : Trồng trọt hữu cơ và TCVN 11041-3:2017: Chăn nuôi hữu cơ; (iv) Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuát và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (v) Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030...

Hiện nay, trong chiến lược phát triển NN của Việt Nam, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người sản xuất là ưu tiên hàng đầu. Trong đó việc giảm diện tích canh tác lúa, giảm sản lượng xuất khẩu gạo giá rẻ để canh tác các giống chất lượng cao như ST24, ST25, Hạt ngọc trời...được quốc tế đánh giá và được xếp thứ hạng cao trên thế giới, vì thế gạo hữu cơ hiện nay đang là chiến lược xuất khẩu của nhiều tỉnh phía ĐBSCL và như vậy canh tác lúa hữu cơ có triển vọng rất lớn. Do đó, một số địa phương đang rất quan tâm để thực hiện một số chính sách hỗ trợ từ chính phủ về việc phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương theo canh tác NNHC như Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Sóc Trăng...

2. Cơ hội thị trường NNHC trên thế giới và tronga nước

Dữ liệu mới nhất về canh tác hữu cơ trên toàn thế giới được trình bày bởi Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hữu cơ (FiBL) và IFOAM – Organics International tại BIOFACH, hội chợ thương mại hàng đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ.

Năm 2021, doanh số bán lẻ hữu cơ tăng 4 tỷ euro và đạt gần 125 tỷ euro. Đất nông nghiệp hữu cơ đã tăng lên tổng cộng 76,4 triệu ha trên toàn cầu.

Thị trường nông nghiệp hữu cơ toàn cầu sẽ tăng từ 169,04 tỷ USD vào năm 2022 lên 187,84 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11,1%. (Theo www.globenewswire.com/en/news-release/2023) .

Cơ hội phát triển NNHC trong nước. Theo Bộ NN&PTNT, tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam tăng từ 53.350 ha năm 2016 lên khoảng 237.693 ha năm 2019. Cả nước có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ. Số nông dân tham gia sản xuất hữu cơ là 17.168 người.

Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp; tham gia xuất khẩu là 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia... là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất trên thế giới.

3. Tiềm năng vùng đất nông nghiệp hữu cơ

Nước ta có nhiều vùng đất thuận lợi cho canh tác hữu cơ như các vùng đồi núi xa ở Tây Bắc, Tây Nguyên... bà con nông dân và người dân tộc canh tác thiên về tự nhiên ít hoạc không ùng hóa chất nên có khả năng chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.  Ở ĐBSCL, có vùng lúa-tôm trên 200 ngàn ha của nhiển tỉnh ven biển có hệ thống canh tác một vụ lúa và một vụ tôm, có điều kiện tương hỗ giũa cây trồng và vật nuôi rất có khả năng chuyển đổi sang canh tác hữu cơ có chứng nhận. Ở các vùng chuyên canh lúa như An Giang, Kiên Giang... có diện tích sản xuất lúa vào loại lớn nhất nước, trong đó những vùng tập trung diện tích lớn như Tri Tôn, Thoại Sơn, Hòn Đât, Kien Luong....nếu nông dân được tổ chức, đầu tư có sự tham gia liên kết từ sản xuất (với quy trình riêng cho vùng lúa thâm canh), đánh giá chứng nhận đến tiêu thụ sản phẩm, có khả năng sản xuất lúa hữu cơ áp dụng công nghệ cao, đạt chứng nhận quốc tế cho sản xuất và tiêu thụ trong nước nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh tế cho các bên tham gia, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, bảo vệ môi trường bền vững và xây dựng nông thôn mơi.

4. Nguồn lực:

Hiện nay các tỉnh có nhiều doanh nghiệp đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp  liên kết theo các tiêu chuẩn VietGAP, SRP, an toàn dư lượng, và theo hướng hữu cơ là những tiêu chuẩn an toàn làm cơ sở đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Hình 1. Chuyến khảo sát thực địa của Viện AOI và HTX Vọng Đông

Nông dân một số vùng sản xuất lúa ở các HTX tham gia các dự án trong nước và quốc ế, các tổ chức NGO như Oxfam, GIZ, Rhikolto, WWF... cũng đã được tập huấn làm quen với qui trình sản xuất hữu cơ hoặc chuyển đổi canh tác hữu cơ. Đây là thuận lợi cho phát triển NNHC.  

5. Đầu vào:

Canh tác nông nghiệp của Việt Nam cũng có một số thuận lợi nhất định trong đó nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như tro trấu, rơm rạ, các phế phẩm cây trồng vật nuôi, phù sa ao hồ sông suối, nguồn than bùn...để sản xuất các phân bón hữu cơ. Việt Nam còn có nhiều tài nguyên khoáng chất đủ để cung cấp cho cây trồng. Với sự phát triển các kỹ thuật hiện đại trong công nghệ sinh học, Việt Nam cũng đã phát triển các loại phân bón hữu cơ từ các loại nấm Trichoderma phân hủy rơm rạ, các chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu bệnh như Metarhizium, Beauveria, Nomurea...các chất dinh dưỡng từ Chitosan...Nguồn vật liệu hữu cơ nhập khẩu từ các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ... hiện tại cũng rất đa dạng, phong phú từ phân bón gốc, bón lá đến các sản phẩm bảo vệ thực vật như phân gà Ý, đạm cá Mỹ, acid humic Canada, Mỹ, thuốc sinh học, vi khuẩn ... trừ côn trùng từ Mỹ, Châu Âu...tất cả đều có chứng nhận nguồn gốc hữu cơ của OMRI.

6. Sự đầu tư có trách nhiệm và nắm bắt cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp tiên phong:

Các doanh nghiệp kinh doanh nắm bắt cơ hội nông nghiệp hữu cơ theo xu hướng thị trường và kinh doanh có trách nhiệm vơi môi trường và cộng đồng đi tiên phong trong chiến lược kih doanh , dám nghĩ dám làm, vượt lên thử thách, tin tưởng noog dân cùng nhau tìm giải pháp phù hợp tránh rủi ro sản xuất inh doanh và mạnh dạn đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu lâu dài sản xuất sản phẩm NN hữu cơ. Các doanh nghiệp này là yếu tố rất quan trọng trong phát trển NNHC.  

Hình 2. Viện AOI liên kết với các doanh nghiệp xây dựng thị trường đầu ra cho sản phẩm hữu cơ

II. Khó khăn, thách thức:

1. Thay đổi nhận thức của xã hội và tập quán canh tác của nông dân

Điểm yếu và thách thức lớn nhất là khó thay đổi nhận thức của xã hội và thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Vấn đề này cần phải đầu tư lâu dài để tuyên truyền, giáo dục làm thay đổi nhận thức và tập quán tiêu dùng của xã hội và thói quen canh tác hóa học của nông dân.

Do nhiều yếu tố mà NNHC vẫn chưa được hiểu đúng ý nghĩa, chưa nhất quán, các thắc mắc của người sản xuất vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng về vật liệu thay thế; việc giải quyết năng suất cây trồng vật nuôi không bị sụt giảm mạnh trong giai đoạn chuyển đổi. Vẫn còn nhầm lẩn giữa sản xuất theo hướng hữu cơ và sản xuất hoàn toàn bằng đầu vào hữu cơ.

Hình 3. Viện AOI luôn đồng hành cùng bà con nông dân trong quá trình sản xuất hữu cơ

Vật liệu đầu vào cho sản xuất hữu cơ cũng đang được hiểu chưa đúng thực chất, còn nhầm lẫn giửa phân bón hoàn toàn bằng vật liệu hữu cơ và phân bón có hàm lượng hữu cơ cao hoặc phân bón hữu cơ nhưng đã bị nhiễm bẩn.

Vấn đề thay đổi nhận thức nhằm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân cũng tương tự. Qua một quá trình lịch sử lâu dài người nông dân quen với sản xuất thiên về áp dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học nay chuyển đổi sang sản xuất bằng các đầu vào sinh học, hữu cơ là một vấn đề không phải dễ dàng. Do nông dân thiếu lòng tin hoặc chưa am hiểu, hoặc do hiệu quả của các đầu vào này còn thấp…

Đồng thời khó khăn còn nằm ở chỗ có trường hợp nông dân thiếu trung thực, họ không tuân thủ quy trình hoặc tự ý áp dụng các đầu vào hóa học bị cấm trong sản xuất hữu cơ sẽ dẫn đến thất bại của mô hình, làm ảnh hưởng cho toàn bộ dự án và gây thiêt hại cho doanh nghiệp đầu tư.

2. Quản lý cỏ dại trong sản xuất, nhất là đối với vùng lúa chuyên 2-3 vụ lúa/năm:

         Do sản xuất hữu cơ hoàn toàn sạch, không cho phép sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học. Trong khi thuốc trừ cỏ sinh học chưa phổ biến, nông dân đã quen dùng thuốc trừ cỏ hóa học để phòng trừ, có khi 2-3 lần vụ ở vùng chuyên lúa. Đối với vùng lúa trong hệ thống lúa-tôm việc kiểm soát cỏ dại tương đối tốt hơn do nông dân canh tác tôm sau vụ lúa, dùng nước ngăn chận cỏ dại phát triển trong vụ lúa và do lợi ích nuôi tôm, nông dân không dùng thuốc diệt cỏ, là ưu thế của vùng này trong sản xuất hữu cơ (Thanh, N.C. et al, 2019).

3. Chi phí đánh giá cao:

Một thách thức nữa là các sản phẩm hữu cơ đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn dựa vào các tổ chức quốc tế như CU (Control Union). Đồng thời chưa có nhiều tổ chức chứng nhận quốc tế hoạt động trong nước, nên giá thành sản phẩm cao khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng về giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn còn thấp là một khó khăn và thách thức.

          IFOAM cần thống nhất các tiêu chuẩn chung cho NNHC hữu cơ có thể áp dụng toàn cầu, hiện còn cá biệt vùng và quốc gia về tiêu chuẩn và đầu vào sản xuất chưa thống nhất, thậm chí thiếu khoa học và thuyết phục. Cần có sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực chứng nhận NNHC. Các tổ chức chứng nhận cần linh hoạt và giảm các phí không phù hợp và các rào cản kỹ thuật thiếu tính khoa học và bản chất hữu cơ. Có thể linh hoạt cho từng vùng chuyển đổi và giai đoạn nhất định để khuyến khích NNHC phát triển.

4. Biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường và dịch bệnh lan tràn:

Biến đổi khí hậu (BĐKH) trong đó nóng, nhiệt cao, hạn, mặn bất thường xẩy ra gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất ở ĐBSCL như các năm 2015-2016; gần đây 2019-2020 làm cho cả lúa và tôm bị ảnh hưởng nặng nề. Vùng lúa-tôm cần có biện pháp canh tác thích nghi hơn nữa với BĐKH. Về dich bệnh không chỉ cho cây trồng mà cho con người như dịch bệnh Covid 19 từ cuối năm 2019 đến nay vẫn đang còn tiếp tục: Những tác động này làm cho sản xuất và thị trường không ổn định, nhất là thị trường xuất khẩu gạo nói chung và lúa gạo hữu cơ nói riêng.

5. Giá thành sản xuất:

Thời gian qua cơ hội để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ là rất cao, nhiều người đã quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ và thị trường NNHC đang có vị trí trong nội địa và quốc tế, tuy nhiên trong thực tế sản phẩm hữu cơ chưa đáp ứng nhu cầu thị trường vì giá cao hơn nhiều so với sản phẩm thông thường, việc phát triển thị trường sản phẩm hữu cơ ở địa phương còn hạn chế, chỉ tập trung vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Việc không sử dụng các hóa chất kích thích tăng trưởng và phân bón vô cơ nên năng suất thấp, các sản phẩm hữu cơ có đầu vào còn nhiều hạn chế, giá cả chưa phù hợp và nhất là trình độ canh tác của nông dân trong sản xuất hữu cơ chưa cao do còn mới nên việc áp dụng quy trình thực hành NNHC chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất cây trồng.

     Giữa Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm HC và cơ sở sản xuất vẫn chưa bên nào chịu bỏ phí đầu tư cho giai đoạn chuyển đổi – chi phí cao nhưng giá bán sản phẩm chưa cao do chưa đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

6. Vấn đề thiếu lòng tin lẫn nhau giữa doanh nghiệp và HTX/ND:

Là một vấn đề quan ngại nhất là trong sản xuất NNHC. NNHC càng yêu cầu sự trung thực của người sản xuất và chữ tín của nhà đầu tư. Nguyên nhân thiếu sự tin tưởng lẫn nhau là do trong xã hội đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro về thị trường “bỏ của chạy lấy người” không giữ chữ tín. Còn phía người nông dân thì có nhiều trưòng hợp “giá lúa lên – thì mất mùa; giá lúa sụt – thì trúng mùa”, phá vỡ hợp đồng. Hoặc vi phạm quy trình phun thuốc cấm, làm cho sản phẩm nhiễm hóa chất, không đạt tiêu chuẩn đăng ký gây thiệt hại cho doanh nghiêp. Vấn đề này hết sức chú ý và không nên xẩy ra trong thời gian thực hiện dự án này.

7. Tiêu thụ sản phẩm hữu cơ:

Cuối cùng và là nhân tố quan trọng để phát triển NNHC thành công là liên kết tiêu thụ sản phẩm hữu cơ (SPHC). Hiện nay tiêu thụ, nhất là thị trường nội địa chưa mạnh do giá thành SPHC quá cao, do nguyên nhân phát triển SPHC vướng một số khó khăn ban đầu như: (i) Chưa thực hiện được trên quy mô lớn; (ii) Việc chọn lựa mô hình đáp ứng yêu cầu sản xuất NNHC còn khó khăn do phải có thời gian công sức cải tạo chuyển đổi từ sản xuất thông thường (sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc BVTV...); (iii) Năng suất cây trồng thấp hơn trong những năm đầu chuyển đổi; (iv) chi phí công lao động thường nhiều hơn so với sản xuất thông thường nên giá đầu tư cao hơn; (v) Chi phí cho chứng nhận mô hình hữu cơ nên giá thành sản phẩm cao...Vì vậy, trước mắt, để sản phẩm hữu cơ đạt hiệu quả kinh tế cao so với sản xuất thông thường người sản xuất cần có sự hỗ trợ về nhiều mặt của các tổ chức Nhà nước địa phương, tổ chức Khoa học và các Doanh nghiệp cung ứng và tiêu thụ nhằm mục đích ổn định năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi, đáp ứng các tiêu chuẩn cho sản phẩm hữu cơ ... để giảm giá thành sản xuất tăng lợi nhuận cho nông dân.

Tóm lại về điểm yếu và thách thức còn nhiều và chính những thách thức này dẫn đến còn nhiều rủi ro, làm cho doanh nghiệp và các bên trong chuỗi giá trị e ngại trong đầu tư sản xuất hữu cơ.

Từ những thách thức và khó khăn trên, để đẩy mạnh ngành NNHC với mục tiêu nâng cao chất lượng nông sản và an toàn vệ sinh cho con người. Các địa phương cần thực hiện các chính sách hỗ trợ từ chính phủ về vốn sản xuất, ưu đãi các tổ chức tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn sản xuất, chế biến và chứng nhận chất lượng, thanh tra giám sát các hoạt động liên quan đến sản phẩm hữu cơ. Cơ quan nghiên cứu và phát triển NNHC cần hoàn thiện quy trình canh tác đảm bảo ổn định và hiệu quả năng suất, đầu ra. Đẩy mạnh liên kết "4 nhà"”phát triển NNHC. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm.

Nhóm Admid Viện AOI tổng hợp

FOCUS

 “LIÊN KẾT 4 NHÀ” XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ GIỐNG DS 1

 “LIÊN KẾT 4 NHÀ” XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ GIỐNG DS 1 Viện AOI trong nỗ lực hợp tác xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa hưu cơ với giống lúa DS 1 (Japonica) đã có các hoạt dộng tham quan và làm việc...

ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI-CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN-THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HƯU CƠ HIỆN NAY

  ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI-CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN-THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HƯU CƠ HIỆN NAY Viện NC&PT Nông nghiệp hữu cơ Á Châu (AOI) I. Thuận lợi, và cơ hội 1. Chính sách...

Food Systems Summit – towards sustainable agri-food production

  Participants at the UN Food Systems Summit.Photo: ©UNFSS   Nearly 300 commitments for a better future through food systems that work for people, planet and prosperity were made at the...

"Mở cửa sổ" cho nông dân nhìn ra thế giới

    Hội nghị trực tuyến ngày 15/9 mở rộng kết nối, tầm nhìn tương lai cho những cánh đồng Việt Nam. Công ty Mekong Organics có trụ sở tại Canberra (Australia) đã khởi động Dự án “Thúc đẩy...

“An Giang: Trồng nấm rơm kiểu mới lạ, nấm mọc chi chít, nông dân bất ngờ thu 2 triệu/ngày”

Thông tin Nông nghiệp Bền vững và Hữu cơ: “An Giang: Trồng nấm rơm kiểu mới lạ, nấm mọc chi chít, nông dân bất ngờ thu 2 triệu/ngày” Đây là một hoạt động thuộc Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cánh...

(Graisea 2.0) Improve the capacity of the team

In the framework of Graisea 2.0 project, AOI Institute in collaboration with RECERD and Kien Giang Province Extension Center organized a training course on "Improving the...

About AOI

Staff members in the AOI are professional, reputable, enthusiasm, and devout and have extensive experience in consulting organic production and certificating international...

Bài 1: Tổng quan về tình hình sản xuất và kinh tế xã hội sản xuất lúa gạo hữu cơ

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH TẾ XÃ HỘI SẢN XUẤT LÚA GẠO HỮU CƠ Nhóm Admin xin giới thiệu bài tổng quan dưới đây do Nhóm thực hiện Đề tài 4 H, nghiên cứu xây dựng mô hình...

SERVICES

  • GLOBAL GAP (Global Good Agricultural Practices) is the standard for good agricultural practices in the production, harvesting and post-harvest processing.

  • In order to contribute to promoting aquaculture, production of safe agricultural products in general and vegetables and fruits for domestic consumption in particular and export, the Ministry of Agriculture and Rural Development issued VietGAP Standard

NEWS

  • A survey among small-scale farmers in sub-Saharan African countries is bringing their voices to the UN Food System Summit. They are sending a message of optimism and caution.
    csm News 81 21 9d844095f5
    African small-scale farmers have used radio and mobile phones to send messages to world leaders attending Food Systems Summit.
    Photo: ©IFAD

    Small-scale farmers in sub-Saharan Africa are impacted disproportionately by climate change, poverty and undernutrition, yet many of them remain optimistic about the future of farming, according to a survey by Farm Radio International (FRI), the International Fund for Agricultural Development (IFAD), World Vision Canada and the Canadian Food Security Policy Group (FSPG) published in September 2021. 

    Of the thousands of farmers taking part in the four-country survey, two-thirds believe their children can succeed in farming, although many have cautioned that food systems will need to change in order to make living incomes possible.

    The On Air Dialogues: Listening to Rural People includes data gathered over three weeks in June 2021 by six radio stations in four African countries (Burkina Faso, Ghana, Tanzania, and Uganda). Thanks to interactive radio shows and innovative mobile phone polling, farmers were able to directly voice their concerns and share their proposed solutions regarding global food systems. In response, 3,494 participants left 11,854 answers and 2,648 audio messages.

     “Small-scale farmers working on plots of less than two hectares produce over 30 per cent of global food, and yet there are significant barriers to their participation in global discussions and decision-making processes,” said Kevin Perkins, FRI spokesperson. “This report helps change that.”

    Respondents called for better access to loans and credit, inputs, better markets and more information, as well as better training on farming techniques and business management. Women farmers, in particular, emphasised the need for access to loans, credit and financial support as vital for their success.

    Many respondents noted specific concerns about the effects of chemical pesticides and fertilisers on the safety of food, and emphasised the benefits of agro-ecological approaches and basing food production around local farming systems.

    More than 90 per cent of respondents felt there was something they could do in their community to cope with climate change. Fewer than 1 in 12 said the only way to cope with climate change would be to move away from their homes.

    Compared to men, women were more concerned about household nutritional intake, were more likely to consider loans and credit as key to farming success, and relied more strongly on informal networks such as friends and neighbours for information.

    (IFAD/ile)

    Source: https://www.rural21.com/english/news/detail/article/bringing-farmers-voices-to-the-global-conversation.html

CONTACT

Address: 54/17 Bui Quang La, WardNo.12, Go Vap District, HCM City

Phone: (+84) 989 596 877

Email: viennongnghiepachau@gmail.com

MAP

Facebook

banner tet 2025