AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ TẠI HTX VINH LỢI, HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG

Ngày 5/7/2022, tại HTX Vinh Lợi, huyện Thanh Trị, tinh Sóc Trăng, Viện AOI, Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông thôn - Trường Đại học An Giang, cùng với tổ chức tài chợ từ Australia và Mekong Organic đã có buổi Hội thảo diễn ra tại HTX Vĩnh Lợi về “chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình lúa sản xuất lúa hữu cơ”. Những chia sẻ từ các chuyên gia là sự khích lệ lớn để HTX Vĩnh Lợi tiếp tục xây dựng “Lúa hữu cơ” đạt chứng nhận Quốc tế từ những nỗ lực trước đó.

Buổi hội thảo có sự hiện diện đông đủ của đại diện đến từ Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, Phòng Nông nghiệp, Chi cục phát triển HTX tỉnh, UBND xã Vĩnh Lợi và BGĐ HTX cùng đại diện nông dân thành viên HTX Vinh Lợi.

Hình 1,2. Hội thảo tại HTX Vĩnh Lợi

Tại buổi hội thảo, các nhà khoa học kỹ thuật từ Trung tâm NC&PT nông thôn, Viện AOI, đại diện BGĐ HTX Vinh Lợi và chuyên gia đến từ Úc đã có các báo cáo liên quan đến xây dựng mô hình lúa hữu cơ. Đồng thời, các đối tác cùng nhau trực tiếp đi tham quan cánh đồng, thảo luận để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và kết quả đã đạt được, cũng như đồng cảm sâu sắc về những khó khăn khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Để luôn đồng hành cùng hỗ trợ HTX và bà con nông dân hoàn thành xây dựng mô hình lúa hữu cơ.

Hình 3,4 : Các chuyên gia đến từ Úc (TS. Alan, TS. Kiềng) chia sẻ thông tin về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh nghiệm từ nước Úc rất có ý nghĩa cho nông dân Việt Nam tham khảo áp dụng vào sản xuất hữu cơ trong với điều kiện thiên nhiên thuận lợi như ở Việt Nam.

Hình 5,6. Các đại biểu tham quan cánh đồng canh tác hữu cơ của HTX Vinh Lợi, và chia sẻ thông tin quá trình xây dụng mô hình lúa hữu cơ tại HTX.

Đây là một mô hình thực sự có thể hiện “Liên kết 4”. Đặc biệt, các bên đã kết nối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ giữa HTX Vinh Lợi và Chi nhánh công ty Lương thực Hông Tân qua nhiều năm chuyển đổi canh tác hữu cơ. Quá trình xây dựng mô hình liên kết sản xuất và thị trường lúa hữu cơ song song với quá trình phát triển của HTX Vinh Lợi. Là một HTX đi lên từ một THT, có cán bộ trẻ, nhiệt tình và năng động, sáng tạo với quyết tâm đổi mới sản xuất hữu cơ liên kết bền vững. Thông qua hội thảo, đại diện BGĐ đã có báo cáo đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ, đã cho thấy sự nỗ lực của BGĐ trong việc đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong HTX, hình thành các nhóm chuyên để thực hiện các hoạt động theo đúng quy trình sản xuất nhằm tránh rủi ro do nông dân làm riêng lẻ có thể vi phạm.

Việc đổi mới hình thức sản xuất của HTX đã được mọi thành viên đồng thuận và hưởng ứng. HTX đặt quyết tâm, trong vụ tới xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa hữu cơ được chứng nhận để đáp ứng sự quan tâm của các tổ chức tài trợ và sự đòng hành, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.

 

Nhóm Admin Viện AOI

Nhìn lại chặng đường thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng cánh đồng lớn theo phương châm 4H”, Viện AOI đồng hành với tỉnh An Giang

   “4 H” là gì?

   4 H là “Hợp tác”, “Hiện đại”, “Hài hòa” và “Hiệu quả”, là những gì mà đề tài luôn hướng đến kể từ khi bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2018. Viện AOI rất vinh dự và trách nhiệm khi được trực tiếp đồng hành cùng tỉnh An Giang thực hiện 4 tiêu chí này trong mô hình lúa cánh đồng lớn hữu cơ.

   Trải qua muôn vàn khó khăn, nhất là đại dịch Covid 19 kéo dài 2 năm (2019-2020), dẫn đến đề tài không được thực hiện liền mạch, cán bộ thực hiện Đề tài (ĐT) của Viện không theo sát liên tục nông dân tại đồng ruộng trong thời gian thực hiện. Viện AOI rất lấy làm tiếc, vì những nỗ lực trước đó sắp thành công, mẫu test kiểm tra sạch, không nhiễm hoạt chất cấm. Nhưng sau đó tình hình không thể kiểm soát được.

   Nhưng không từ bỏ, cuối năm 2021, đại dịch giảm dần, nhóm thực hiện đề tài lại bắt đầu miệt mài tìm kiếm phương hướng mới, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, có sản phẩm đánh giá thử của CU đạt các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế (EU, USDA và JAS); Và công sức được đền đáp bằng mẫu test vụ lúa gần đây nhất rất khả quan, mẫu sạch.

1

Hình 1. TS. Nguyễn Công Thành chủ nhiệm ĐT phát biểu, giải đáp trong thời gian thảo luận

   Ngày 22/6/2022, đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu. Tuy Đề tài không được kết thúc thật trọn vẹn như mong muốn trước đó, nhưng được khép lại bằng những điều tốt đẹp, những cánh đồng thật sự sạch được tuyển chọn, khẳng định lúa hữu cơ có thể thực hiện được trên đất lúa thâm canh 2-3 vụ/năm của tỉnh An Giang thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp với HTX/nông dân.

   Về tiêu chí cánh đồng lớn:

   Điểm hạn chế của ĐT về tiêu chí cánh đồng lớn là chỉ đạt được vào năm cuối với mỗi cánh đồng trên 50 ha; Do khó khăn về mặt khách quan nhóm thực hiện chịu nhiều thách thức về tìm kiếm vùng trồng và vận động nông dân thay đổi nhận thức và tập quán canh tác; Vẫn còn khá nhiều nông dân chưa chịu thay đổi suy nghĩ và cách làm bảo vệ môi trường và tìm kiếm cơ hội trong canh tác hữu cơ, mà còn hoài nghi về cách làm mới. Đây là một điểm hạn chế quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của các ban ngành liên quan trong quá trình nhân rộng mô hình sau khi hoàn thành ĐT.

   Về phương châm Hợp tác:

   ĐT đã đảm bảo thực hiện tốt phương châm Hợp tác trong suốt quá trình thực hiện như tổ chức nông dân, đào tạo và xây dựng tùng bước từ THT lên HTX. HTX Nông Trang Hữu cơ Thành Công là sản phẩm của ĐT qua một thời gian vận động để từ BGĐ cho đến mỗi thành viên hiểu và làm theo cách sản xuất hữu cơ với hoài bảo lớn. HTX đã xây dựng phương án hoạt động lấy mô hình lúa hữu cơ làm nội dung hoạt động chính và bên cạnh xây dựng mô hình trồng nấm rơm hữu cơ lấy nguyên liệu chính từ rơm của lúa hữu cơ do HTX sản xuất. Mô hình nấm rơm không nằm trong ĐT nhưng đây thể hiện sự quyết tâm và thiện chí con đường hữu cơ của HTX, mang đặc điểm bền vững, tăng hiệu quả sản xuất tổng hợp, bảo tồn và tận dụng nguồn tài nguyên trên nông trại và hướng đến một nền nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ.

Hình 2: Tọa đàm thống nhất thành lập HTX Nông Trang Hữu Cơ Thành Công măm 2019

   Cũng trong phương châm Hợp tác, BGĐ HTX đại diện xã viên ký kết hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ mỗi vụ lúa hữu cơ với công ty XNK Đại Dương Xanh với giá ưu đãi trong khi chuyển đổi cũng như khi chứng nhận thử đạt hữu cơ theo EU, USDA và JAS. Như vậy HTX đã thể hiện tiêu chí hợp tác lẫn nhau trong HTX và với doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế là chưa vận động và cùng với ĐT tuyên truyền, tập huấn và làm thay đổi nhận thức của nông dân để phát triển nhiều xã viên có diện tích ruộng lớn tham gia vào HTX, nên chưa phát triển được cánh đồng lớn do HTX quản lý trong sự liên kết với doanh nghiệp trong những năm đầu tiên thực hiện mô hình ĐT. Đây cũng là khó khăn chung trong các dự án sản xuất hữu cơ.

   Về phương châm Hiện đại:

   Trong canh tác mô hình lúa hữu cơ, đề tài đã áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại mà từ trước đó vùng lúa Tri Tôn và các huyện khác chưa áp dụng như máy sạ lúa theo hàng, theo khóm công suất lớn; máy cấy cải tiến 6 hàng; máy làm cỏ lúa theo hàng; máy phun vôi tránh vôi tiếp xúc với người phun và có khả năng phòng trừ sâu bệnh, tăng lượng Canxi cho lúa và phù hợp sản xuất hữu cơ. Đề tài cũng tổ chức và huấn luyện cho nông dân trong HTX sử dụng Drone trong phun chế phẩm phòng trừ sâu bệnh hữu cơ cho lúa của mô hình thuộc HTX.

 

Hình 3: Đề tài sử dụng máy phun vôi của Nhật Bản để phòng trừ sâu bệnh cho lúa hữu cơ trong mô hình

   ĐT nghiên cứu sử dụng phần mềm Mapinr xác định vị trí ruộng, đo diện tích, quản lý đồng ruộng… Qua đó, tất cả nông hộ trong khuôn khổ đề tài đều được xác định vị bằng Mapinr giúp cho việc theo dõi trên thực địa và trên bản đồ một cách có hệ thống và giúp cho việc lập bản đồ vùng dự án lúa hữu cơ phục vụ cho đánh giá của cơ quan độc lập (CU). Hoạt động này đã áp dụng qua việc đánh giá thử mô hình của ĐT đạt các chuẩn hữu cơ EU, USDA và JAS.

   Điểm hạn chế trong phương châm Hiện đại là HTX chỉ thuê mướn máy móc, phương tiện trên mà chưa có khả năng đầu tư, đồng thời ĐT cùng chưa có nguồn kinh phí mua sắm hỗ trợ cho HTX các phuong tiện máy móc này.

   Hạn chế nữa là trình độ áp dụng công nghệ của HTX còn rất yếu và các doanh nghiệp thiếu sẵn sàng cho việc liên kết lâu dài và cùng nhau quyết tâm để học tập và sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc WeTrace. Đây là một dạng Blockchain để quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà trong quá trình thực hiện ĐT, nhóm ĐT đã phối hợp và lồng ghép với dự án GRAISEA 2 (của Oxfam), để đầu tư cho liên kết tại Tri Tôn nhưng phía doanh nghiệp chưa sẵn sàng và HTX chưa có nhân viên có đủ trình độ vận hành hệ thống quản lý này.

   Về phương châm Hài hòa:

   Phương châm Hài hòa, ĐT đã thể hiện sự hài hòa lợi ích các bên tham gia và đặc biệt là sự hài hòa với môi trường.

   Những nghiên cứu về nhiễm độc hóa chất trong nông sản đã cho thấy người tiêu thụ có thể đang bị chết dần chết mòn bởi những nông sản tưởng chừng như đang nuôi sống chúng ta mỗi ngày. Thậm chí, thương hiệu nông sản quốc gia bị đánh giá thấp trên trường quốc tế do nhiễm độc hóa chất bị trả về. Nghiên cứu về an toàn thực phẩm gần đây cho thấy rằng, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm (theo báo Nongnghiep.vn, 18/6/2022).

   Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã thực hiện một nghiên cứu trên 243 người ở vùng có nguy cơ cao tại Hà Nam (2020) và kết quả cho thấy : gần 85% người nông dân tiếp xúc với thuốc bảo thực vật có lượng tồn dư trong máu khá cao, cần phải đi làm tiếp các xét nghiệm. Một cuộc xét nghiệm nhanh với 67 người tại Hà Nội cũng cho thấy 1 nửa số này bị phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Sự phơi nhiễm liên tục với thuốc trừ sâu đã dẫn đến nhiều loại bệnh khác nhau trên con người bao gồm ung thư, gây độc cho hệ thần kinh, khả năng sinh sản, trao đổi chất và phát triển của con người. Trong đó, tiếp xúc với da là con đường phổ biến khi con người tiếp xúc với thuốc BVTV. (TS. Hứa Quốc Trung, 2020).  Gần đây, Bộ NN-PTNT cho biết 1 lô hàng gạo thơm cao cấp giống ST25, nhãn hiệu Nữ hoàng, xuất khẩu vào Bỉ đã phải thu hồi sản phẩm, khuyến cáo người dân không sử dụng khi phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, cụ thể là chất Tricyclazole - một hoạt chất được sử dụng rộng rãi làm thuốc trừ sâu trong ngành trồng lúa gạo (thanhnien.vn, 2021). Sự kiện này đã có bài báo nêu câu hỏi chua cay: Gạo “dính độc” bị trả về: Xứ người chê thì xứ ta xài? (vietnamnet.vn, truy cập 24/6/2022).

   Phương châm Hài hòa về lợi ich khi nông đân hay doanh nghiệp tham gia dự án sản xuất hưu cơ như phân tích các phần đầu đã rõ. Còn về Hài hòa với môi trường qua dẫn chứng trên đây cho thấy chỉ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ mới thực sự đảm bảo sự Hài hòa cao nhất so với các kiểu sản xuất thông thường. Hài hoà trong sản xuất hữu cơ liên kết cũng đảm bảo lợi ích của các bên tham gia dự án không mâu thuẩn với nhóm khác với cộng đồng và môi trường nhìn trên tổng thể.

   Về phương châm Hiệu quả:

   ĐT đã góp phần khai thác lợi thế và tiềm năng đất đai của địa phương, vì chất lượng nông sản hữu cơ ảnh hưởng nhiều vào phẩm chất đất đai. Việc ứng dụng công thức bón phân theo tính chất lý, hoá của đất cũng góp phần tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

   Giảm thiểu sâu bệnh hại nhờ môi trường cân bằng cho tất cả sinh vật nên chi phí bảo vệ thực vật luôn thấp hơn canh tác sử dụng phân thuốc hóa học, giảm giá thành sản phẩm.

   Người tiêu dùng có được nhiều dòng sản phẩm để lựa chọn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu – Làm nền tảng để doanh nghiệp chào bán, xuất hàng hữu cơ vào thị trường cao cấp như Nhật bản, Trung quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ…

   Giảm rủi ro trong sản xuất thông qua liên kết tổ chức sản xuất để người sản xuất và doanh nghiệp luôn đồng hành trong hệ thống chuỗi cung ứng - sản xuất - chế biến - kinh doanh hàng hữu cơ.

   Nâng cao và ổn định hiệu quả kinh tế cho nông dân trên mỗi đơn vị diện tích sản xuất. Sản phẩm lúa từ mô hình chuyển đổi hữu cơ của ĐT luôn được các doanh nghiệp liên kết mua cao hơn giá lúa thông thường trong vùng ít nhất 30 % nên đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao hơn cho nông dân.

   Để hoàn thiện báo cáo tổng kết ĐT đã được Hội đồng nghiệm thu nhận xét, góp ý hết sức thuyết phục.  Nhóm thực hiện ĐT thuộc Viện AOI đã chân thành ghi nhận những đóng góp để hoàn thiện ĐT.

Hình 4, 5. Thành viên Hội đồng nhận xét, góp ý thảo luận các nội dung thực hiện ĐT 4H

   Viện AOI tiếp tục nhân rộng kết quả của ĐT 4H, có nghĩa là tiếp tục những dự định và mong muốn. Viện sẽ thông qua sự hợp tác với các công ty Đại Dương Xanh, Công ty Trịnh Văn Phú,… tiếp tục xây dựng mô hình liên kết theo tiêu chí cánh đồng lớn 4 H đạt chứng nhận hữu cơ Quốc tế. Viện AOI khao khát thực hiện sứ mệnh NNHC của mình, không chỉ ở An Giang, mà còn nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa hoc ra trên tất cả những vùng sinh thái khác trong cả nước và quốc tế.

Hinh 6. Đại biểu khách mời diện Công ty Trịnh Văn Phú phát biểu ý kiến

Viện AOI dành những lời cảm ơn sâu sắc đến tỉnh An Giang, vì đã luôn dành một tình yêu và quan tâm đến NNHC, sự hỗ trợ cho nghiên cứu về NNHC. Đây chính là động lực to lớn để các nhà khoa học Viện AOI và tất cả những người yêu mến NNHC, bảo vệ môi trường và hạnh phúc của cộng đồng tiếp tục thực hiện công việc tốt đẹp của mình.

Nhóm Admin Viện AOI

 

 “LIÊN KẾT 4 NHÀ” XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ GIỐNG DS 1

Viện AOI trong nỗ lực hợp tác xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa hưu cơ với giống lúa DS 1 (Japonica) đã có các hoạt dộng tham quan và làm việc với các HTX thuộc các tỉnh An Giang và Kiên Giang trong ngày 26/4/2022 gặp gỡ nông dân, khảo sát vùng trồng và khuyến khích bà con tham gia xây dựng mô hình chuyển đổi sang canh tác hữu cơ nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho các địa phương tham gia dự án.

Buổi sáng, Viện AOI đã ghé thăm ấp Trung Phú 4, xã Vĩnh Phú, Thoại Sơn, An Giang. Chia sẽ bước đầu nhận được nhiều đóng góp tích cực. Tùy nhiên, vùng chuyên canh tác lúa 3 vụ, đã quen với canh tác vô cơ nên việc chuyển đổi mất nhiều thời gian, chủ yếu là thay đổi nhận thức, tập huấn năng cao năng lực về sản xuất hữu cơ, hướng dẫn quy trình, cung cấp vật tư đầu vào, như thế mới có thể thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Để thực hiện được, rất cần sự phối hợp của nhiều bên liên quan.

c8ec57ce2195e0cbb984

Hình 1,2. Gặp gỡ nông dân nòng cốt tại xã Vĩnh Phú

Buổi trưa, Viện AOI tiếp tục gặp gỡ và làm việc với HTX Thành Công, huỵện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Hình 4,5. Gặp gỡ HTX Vĩnh Lợi, Kiên Giang

Chiều ngày 26/4/2022, Đoàn công tác Viện AOI, Trung tâm Dịch vụ KTNN An Giang tiếp tục làm việc với Cán bộ Nông nghiệp huyện Giang Thành và nông dân HTX Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điền, Kiên Giang.

Qua thảo luận đoàn công tác của Viện AOI, Trung tâm Dịch vụ KTNN An Giang, các cơ quan nông nghiệp của huyện Giang Thành và các Doanh nghiệp tham gia liên kết đã bàn cùng nhau xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ giống lúa DS 1 cho vụ Hè Thu năm 2022 và các vụ tiếp theo.

Để tuyển chọn được vùng sản xuất tối ưu, chúng tôi xin thông tin đến các HTX có điều kiện vùng nguyên liệu phù hợp sản xuất gióng lúa DS 1 theo quy trình hữu cơ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại zalo: 086 7822 100 (Xuân); 098 8447 035 (Tánh).

Mô hình liên kết: Về phía cơ quan nhà nước cam kết nỗ lực đồng hành cùng bà con nông dân trong quá trình xây dựng mô hình, hỗ trợ theo chính sách địa phương. Về phía Doanh nghiệp, cam kết bao tiêu đầu ra, trợ giá khi không đạt hữu cơ và mua với giá cao khi đạt chứng nhận. Về phía nhà khoa học, Viện AOI sẽ đồng hành cùng bà con nông dân trong suốt quá trình canh tác, tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ bà con hết sức để đạt chứng nhận hữu cơ, hướng đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Nhóm Admin Viện AOI

Ngày 7/4/2022, Viện AOI đã kết hợp cùng với Doanh nghiệp có chuyến tham quan, gặp gỡ cán bộ địa phương, HTX tại huyện Gò Quao và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang cùng khảo sát vùng trồng lúa - cau - dừa trong khuôn khổ Đề tài 16. Chuẩn bị cho mục tiêu xây dựng mô hình, đạt chứng nhận OCOP 2* trở lên cho 1-2 sản phẩm, kết nôi Doanh nghiệp bảo tiêu, kết hợp phát triển du lịch nông thôn theo nội dung Đề tài 16 hướng đến.

Tại huyện Gò Quao, Viện AOI đã có buổi gặp gỡ Ban Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gò Quao và Giám đốc HTX Phước An chuyên sản xuất mô hình xem canh Khóm-Lúa-Tôm. Hiện HTX có 60 thành viên đang sản xuất giống khóm Queen và tôm quảng canh. Theo doanh nghiệp, do nhu cầu thị trường khóm xuất khẩu là giống MD2 ưa chuộng hơn hẳn, nên cần phải có sự thay đổi giống khóm canh tác, đảm bảo đầu ra. Theo cán bộ HTX, vì đặc điểm tự nhiên huyện đất thấp, phèn nên sản xuất giống MD2 rất thích hợp, sự chuyển đổi nếu đảm bảo đầu ra, HTX sẽ sẵn sàng phối hợp thực hiện.

 

a9700447cdc0039e5ad1

Hình 1,2. Gặp mặt cán bộ huyện Gò Quao và HTX Thuận An

Nhóm công tác Viện AOI và cán bộ địa phương hết sức phấn khởi khi tham gia xây dựng mô hình hữu cơ cho các cây, con trong mô hình trồng xen độc đáo ở huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang.

Cùng ngày Viện AOI đã ghé thăm HTX Thuận Phát, gặp gỡ Ban Giám đốc HTX, tham quan cơ sở sản xuất tôm khô sinh thái. Hướng tới xây dựng đạt chứng nhận OCOP trong năm tới với sự hỗ trợ của các bên liên quan trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện và HTX.

f079f85331d4ff8aa6c5

Hình 3. Nhóm công tác Viện AOI Gặp gỡ BGĐ HTX Thuận Phát

Nối tiếp buối khảo sát, Nhóm công tác Viện AOI ghé thăm Tổ hội nghề nghiệp tại ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Hoà Phú, Nhóm đã gặp và làm việc với Hội trưởng Tổ hội nghề nghiệp và Bí thư trưởng ấp Vĩnh Quới. Có nhiều câu hỏi được đặt ra cho các hộ nông dân từ Nhóm công tác Viện AOI và Doanh nghiệp tham gia liên kết với mục đích khảo sát tập quán canh tác, những khó khăn trong canh tác từ đó có hướng hỗ trợ, chuyển đổi tập quán canh tác hướng tới xây dựng mô hình canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ.

badcbb6171e6bfb8e6f76164890743808dded491

Hình 4,5. Gặp mặt Tổ hội nghề nghiệp xã Vĩnh Hoà Phú chuyên trồng Khóm xen cau, dừa

Qua buổi khảo sát bước đầu Viện AOI nhận sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình từ cán bộ địa phương và các HTX liên kết và HTX thuộc vùng dự kiến thực hiện đề tài 16 , năm 2022 của tỉnh Kiên Giang. Nhóm công tác và các Doanh nghiệp, các HTX đã thể hiện sự phấn khởi và đồng lòng nỗ lực và đồng hành cùng bà con nông dân hướng tới xây dựng mô hình hữu cơ, có các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và các chứng nhận hữu cơ, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị nông sản Việt Nam.

Nhóm Admin Viện AOI

HỢP TÁC “4 NHÀ” XÂY DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN HỮU CƠ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

      Hưởng ứng chủ trương của chính phủ về phát triển Nông nghiệp Hữu cơ, thông qua liên kết “4 Nhà”, Sở NN&PTNT thành phố Cần Thơ đã cùng với Viện AOI tổ chức chuyển tham quan mô hình lúa hữu cơ và thăm, làm việc với các doanh nghiệp/HTX nhẵm xây dựng kế hoạch hợp tác liên kết phát triển các mô hình sản xuất nông sản hữu cơ có chứng nhận trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

  1. Hoạt động tại HTX Tấn Dạt

Đại diện Sở Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ, các phòng ban liên quan của Sở đã cùng với Viện AOI đến thăm HTX Tấn Đạt (thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vinh Long), đây là một HTX đã được chứng nhận quốc tế về sản xuất Lúa hữu cơ trên nền đất chuyên canh lúa 3 vụ/năm.

Tại đây, Giám đốc HTX đã có buổi chia sẽ kinh nghiệm và tâm huyết về thực hiện mô hình Nông nghiệp Hữu cơ, bên cạnh những thành tựu, thế mạnh, Ông cũng chia sẽ những khó khăn, thách thức khi thực hiện. Ông nhấn mạnh yếu tố con người là quan trọng nhất. như HTX của Ông đạt được thành công là nhờ vào sự đoàn kết, cùng chung mục tiêu, thực hiện cùng nhau của nông dân. Nông dân tham gia HTX giao đất cho HTX dưới sự quản lý của HTX, sự hỗ trợ của chính phủ, sự đầu tư tù các tổ chức, tư vấn thực hiện của Viện đã đạt được thành công ngoài mong đợi, nông dân tham gia HTX được chia sẻ lợi nhuận công bằng từ mô hình Hữu cơ mang lại.

c0dd9178d34a1f14465bbfb8d66693545f0a0645

 

Hình 1, 2 Viện AOI cùng Sở Nông nghiệp TP. Cần Thơ thăm và trao đổi với HTX Tấn Đạt huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Buổi tham quan mô hình và trao đổi kinh nghiệm rất có ý nghĩa thiết thực, giúp cho các thành viên thấy được hiệu quả của mô hình hữu cơ mang lại về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nhu cầu tái cơ cấu sản xuất theo hướng hữu cơ có chứng nhận ngày càng cao, thúc đẩy các Sỏ ban ngành trên cả nước nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng nỗ lực phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ. Năm 2022, hứa hẹn là một năm của nông nghiệp hữu cơ, Viện AOI càng gia tăng nỗ lực tham gia hỗ trợ, liên kết với các tỉnh, nông dân, doanh nghiệp lan tỏa, xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ rộng khắp các tỉnh ĐBSCL và nhiều vùng trong cả nước.

  1. Hoạt động gặp gỡ các Doanh nghiệp tại Cần Thơ

Cũng trong ngày 28/1/2022, mặc dù cận Tết Nguyên đán nhưng các Doanh nghiệp vẫn dành thời gian gặp gỡ Đoàn công tác, chúc mừng năm mới và cùng nhau bàn bạc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông sản hữu cơ. Viện AOI gặp gỡ công ty Trái cây Trân ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Hai bên đã có những trao đổi ban đầu, phía doanh nghiệp cũng có những mong muốn xây dựng mô hình hữu cơ đạt chuẩn quốc tế cho các nông sản địa phương như: vú sữa, bưởi, sầu riêng… Sắp tới Doanh nghiệp cũng quyết tâm đồng hành cùng nông dân xây dựng mô hình hữu cơ trên các loại cây ăn quả đạt chuẩn quốc tế. Sự quan tâm và tham gia liên kết từ phía doanh nghiệp là cầu nối vững chắc, góp phần phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững.

bf890a3a6008ac56f519

Hình 3 Gặp gỡ Công ty Trái cây Trân tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Tiếp nối là cuộc gặp gỡ HTX nông sản Xanh , thành phố Cần Thơ. Đây là một HTX khá lớn, hoạt động như một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Bước đầu hai bên hết sức hứng thú với nỗ lực hợp tác sản xuất các sản phẩm hữu cơ. HTX rất quan tâm và sẵn sàng hợp tác liên kết nông dân và doanh nghiệp tham gia trong các chuỗi liên kết sản xuất rau quả, lúa hữu cơ. Góp phần đưa các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế Việt Nam và Quốc tế phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

0e09706f1a5dd6038f4c

Hình 4.  Gặp gỡ HTX Nông sản Xanh, thành phố Cần Thơ

Cuối ngày, Nhóm chuyên gia Viện AOI tiếp tục gặp gỡ Đại diện công ty Đaị Dương Xanh đối tác lâu năm cùng đồng hành với Viện AOI trong quá trình xây dựng mô hình hữu cơ ở khắp các tỉnh ĐBSCL. Trong năm 2022, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Viện AOI và các HTX tiếp tục phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày càng lan tỏa sâu rộng và bền vững hơn nữa.

9b3f2cfe49cc8592dcdd

Hình 5 Viện AOI gặp gỡ và làm việc với Đại diện Công ty XNK Đại Dương Xanh tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

Phát triển nông nghiệp hữu cơ cần có sự liên kết “4 nhà” . Trong dố sự cộng tác của các Doanh nghiệp là nguồn sức mạnh to lớn giúp nông dân tự tin vững bước thực hiện nông nghiệp hữu cơ. Để có được sự thành công của các mô hình hữu cơ trong các năm vừa qua, không thể thiếu sự quan tâm từ Chính phủ, Chính quyền địa, các Ban ngành, Doạnh nghiệp và tất cả bà con nông dân cùng nhau nỗ lực tham gia. Viện AOI mong rằng trong tương lai, sự liên kết 4 bên sẽ càng bền chặt hơn, cùng nhau đồng hành, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ của nước nhà, vì mục tiêu chung bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.

Nhóm Admin Viện AOI

Trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức Mekong Organics và Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI), sáng ngày 25/11/2021, hai bên đã có cuộc họp trực tuyến để thảo luận về việc hỗ trợ HTX Vinh Lợi (địa chỉ:  Xã Vĩnh Lợi, Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng) xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa - rau màu theo tiêu chuẩn hữu cơ với các Công ty Lương thực Hồng Tân và Công ty Hatech. Cuộc họp với sự tham dự của 16 thành viên, bao gồm Sở Nông nghiệp Sóc Trăng, công ty HONGTANFOOD, thành viên HTX Vinh Lợi,  thành viên của  Dự án Living Delta, Mekong Organics và Viện AOI.
IMG 20211203 084601
Hình 1,2,3,4 Các thành viên trong cuộc họp.
 
Đây là một phần hoạt động thuộc Dự án Living Delta Hub, do Ts. Andy Large từ Đại học Newcastle UK làm chủ nhiệm dự án.
Về phía ĐH AG, Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Nông Thôn là đơn vị dự án Dự án. Trưởng nhóm dự án là TS. Nguyễn Văn Kiền (Giảng Viên TT.NC&PTNT). Nhóm dự án triển khai mô hình canh tác hữu cơ gồm có 07 Thành viên. Dự án tài trợ kinh phí tư vấn và chứng nhận các tiêu chuẩn Lúa hữu cơ quốc tế .
Về phía Viện AOI đảm nhận việc tổ chức các lớp tập huấn và hướng dẫn thực hành xây dựng mô hình sản xuất lúa và màu theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Dự án sẽ hướng đến phát triển tổng hợp mô hình lúa và một số rau màu hữu cơ gắn với mô hình sinh kế cộng đồng, tăng thu nhập cho bà con nông dân và doanh nghiệp tham gia dự án.
Trưởng nhóm dự án là TS. Nguyễn Văn Kiền và các thành viên. Dự án tài trợ kinh phí tư vấn và chứng nhận các tiêu chuẩn Lúa - Rau màu theo tiêu chuẩn hữu cơ. Về phía HTX Vinh Lợi, là đơn vị triển khai thực hiện dự án được hỗ trợ một phần kinh phí đầu vào hữu cơ và được bên tư vấn hướng dẫn quy trình canh tác và lập hồ sơ chứng nhận mô hình sản xuất hữu cơ. Dự án được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng ủng hộ và cửa cán bộ chuyên môn của tỉnh và huyện tham gia phối hợp.
Ngoài ra, dự án còn đi sâu khảo sát và đánh giá nguồn lực cộng đồng của HTX, Đồng thời tổ chức hội thảo tổng kết để chia sẻ thông tin về kết quả dự án cho các bên liên quan (Nhà tài trợ, Doanh nghiệp, Đơn vị tư vấn, Cơ quan quản lý địa phương,...).
Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, Công ty Lương thực Hồng Tân, Công ty Hatech, các thành viên HTX Vinh Lợi, các thành viên của tổ chức Mekong Organics, Nhóm Dự án thuộc Đại học An Giang và viện AOI đã tham gia cuộc họp để cùng nhau xây dựng chương trình hành động thiết thực cho thành công của dự án. 
Nhóm Admin viện AOI.

  Trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức Mekong Organics và Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI),

Ngày 15/4/2021, dự án GRAISEA 2 (RECERD) do tổ chức Oxfam tài trợ đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Nông Nghiệp An Giang tổ chức buổi tọa đàm

Vùng nguyên liệu tiêu hữu cơ của HTX Linh Nham

Với phương châm “Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững”, các nhà khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp Hữu cơ của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI) luôn luôn mong ước ngày càng lan tỏa xu hướng sản xuất hữu cơ bền vững ra nhiều cây, con, sản phẩm nông nghiệp và ra nhiều vùng miền trên cả nước. Từ ngày 23-25/3/2021, nhóm chuyên gia về Nông nghiệp Hữu Cơ (AOI) đã có chuyến công tác tư vấn và hợp tác xây dựng mô hình các cây công nghiệp (Cà phê, Tiêu…) trên vùng Tây Nguyên với các Doanh nghiệp, HTX kinh doanh, dịch vụ hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng sản xuất và kinh doanh sản phẩm hữu cơ bền vững (Tập doàn Nông nghiệp CNC Vương Đình, HTX Linh Nham (Gia Lai),…

 1jpg

Hình 1: Vùng nguyên liệu tiêu hữu cơ của HTX Linh Nham

Đối với cây Tiêu, thông qua hợp tác liên kết xây dựng mô hình hữu cơ đạt chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế, Hợp tác xã Nông nghiệp Linh Nham (HTX NN Linh Nham) đã hoàn thành việc tái đánh giá chứng nhận cho hạt tiêu đen theo tiêu chuẩn Hữu cơ Quốc tế (USDA và EU) tại xã Đắk DJRang, huyện MangYang, tỉnh Gia Lai. Nhóm chuyên gia AOI và Đơn vị chứng nhận Control Union đã làm việc tại Hợp tác xã trong 2 ngày nhằm tái đánh giá chứng nhận tiêu hữu cơ cho HTX NN Linh Nham.

4jpg

Hình 2: Châu - Giám đốc HTX NN Linh Nham (bìa phải); Hiếu - đơn vị chứng nhận Control Union (bìa trái); Tánh - đơn vị tư vấn Viện AOI (vị trí thứ 3 từ trái sang phải); và các thành viên của HTX NN Linh Nham

5jpg
Hình 3: Châu - Giám đốc HTX NN Linh Nham (bìa phải); Hiếu - đơn vị chứng nhận Control Union (bìa trái); Minh - đơn vị tư vấn Viện AOI (vị trí thứ 3 từ trái sang phải); và các thành viên của HTX NN Linh Nham

Giám đốc HTX NN Linh Nham, anh Nguyễn Thành Châu có những chia sẻ: “làm hữu cơ không phải chỉ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ để giúp bảo vệ sức khỏe con người, nó còn liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và các sinh vật sống trong môi trường đó nữa”. Ngoài ra anh rất cảm ơn các chuyên gia tư vấn đã làm việc rất chuyên nghiệp, nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm từ Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp hữu cơ Á Châu (Viện AOI).

2jpg

Hình 4: Ts. Nguyễn Công Thành - Viện trưởng Viện AOI

Thông qua việc chứng nhận sản phẩm tiêu hữu cơ, giá trị hạt tiêu đã được gia tăng hơn sản phẩm thông thường và nhất là khoảng thời gian hạt tiêu bị rớt giá trầm trọng như vừa qua. Đặc biệt, nhờ đạt sản phẩm chúng nhận hữu cơ, HTX NN Linh Nham đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, càng làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm lên hàng chục lần so với nguyên liệu thô, giúp cho thành viên HTX gia tăng thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hợp tác với phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam thực hiện dự án “Thúc đẩy hợp tác khu vực tư nhân nhằm phát triển mô hình kinh doanh toàn diện(IB) và đầu tư có trách nhiệm (RI) trong chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam. (2019-2020)

IMG 20201127 125537 292

Nội dung Hội thảo: Triển khai Đề án dự thảo, đàm phán liên kết và ký kết bản ghi nhớ giữa các bên liên quan. Đề án nói trên gồm Đại diện Sở NN&PTNT, Các Doanh nghiệp tham gia liên kết, Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ liên kết, các HTX/THT sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực được định hướng.

IMG 20201127 135818 802

 Hình 2: Tiến sỹ Nguyễn Công Thành (Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Á Châu - Viện AOI) giới thiệu tóm tắt các nội dung chính của Hội thảo

 

IMG 20201127 135944 820

IMG 20201127 141307 243

IMG 20201127 141227 258

Hình 3, 4, 5: Một số hình ảnh của hội thảo

 

Cuộc Hội thảo đã được sự tham gia của các công ty đã và sẽ quan tâm đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất - thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực của tỉnh Sóc Trăng như: Công ty Hồng Tân Food; Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh; Công ty CP Trương Việt; Công ty Hitech; Công Ty TNHH Một Thành Viên Trịnh Văn Phú; Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu; Công ty TNHH TMDV XNK Hoa Cát; Các công ty cung ứng đầu vào phân bón, chế phẩm sinh học, hữu cơ,… Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia của các cơ quan chứng nhận NN Hữu cơ như Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert (chứng nhận hữu cơ Việt Nam); Công Ty TNHH Control Union Việt Nam (chứng nhận hữu cơ quốc tế). Và đặc biệt có sự tham dự và đóng góp ý kiến cho Hội thảo của anh hùng Lao động Hồ Quang Cua.

Capture6

Hình 6: Tiến sỹ Thành (Viện trưởng Viện AOI) chia sẻ những cơ hội và thách thức về việc Phát triển Nông nghiệp Hữu Cơ với phóng viên VTV

 

Capture

Hình 7: Kỹ sư Tánh (Viện phó Viện AOI) báo cáo dự thảo đề án

 

Capture8

 Hình 8: Ông Phương - Đại diện Sở Nông Nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Capture2

 Hình 9: Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua

 

Capture111

  Hình 10: Ông Hoàng Minh Huy (Viện Chính sách Chiến lược PT NNNT)

 Capture5

  Hình 11: Bà Yến Hằng (Giám đốc công ty Lương Thực Hồng Tân)

 Capture9

   Hình 12: Bà Nguyễn Thị Hằng (Giám đốc Công ty Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề)

 Capture3

    Hình 13: Ông Kiệt (P. Giám đốc Công ty Trịnh Văn Phú)

 Capture10

 Hình 14: Ông Tuấn (Đại diện tổ chức chứng nhận Hữu Cơ Quốc Tế tại Việt Nam - Control Union)

 Capture7

  Hình 15: Ông Út (Đại diện Tổ hợp tác ấp 15 - xã Thạnh Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng)

 7

 Hình 16: Ông Hồng (Đại diện Hợp tác xã Lúa - Tôm Hòa Đê)

Hội thảo đã bàn và lập kế hoạch dự kiến các chuỗi liên kết sản xuất, chứng nhận và thị trường các sản phẩm của tỉnh Sóc Trăng như: Lúa-tôm hữu cơ, Lúa 2 vụ, Lúa-cá, Mãng cầu gai, Bưởi da xanh/Bưởi Năm Roi, Xoài (Cát Chu, Hòa Lộc…), Dừa Cù Lao Dung, Hành tím Vĩnh Châu, Rau màu các huyện, thị/thành phố Sóc Trăng, Nhãn Vĩnh Châu,… giữa một số Doanh nghiệp tiềm năng với các HTX/THT sản xuất các cây trồng chủ lực nói trên. Tuy nhiên, đây mới là dự kiến, các bên còn phải thảo luận các bước đi tiếp theo một cách chi tiết hơn.

Ban tổ chức Hội thảo và Sở NN&PTNT, Chi cục QLCL Nông Lâm Sản & Thủy sản, và các cơ quan phối hợp kêu gọi các Doanh nghiệp quan tâm tham gia vào Đề án bằng cách đăng ký liên kết SX-TT các sản phẩm nông nghiệp mà Doanh nghiệp hiện có thị trường xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước.

Capture1

 Hình 17: Các đơn vị ký kết Biên bản ghi nhớ liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản hữu cơ

Sau Quyết định 855 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” của cả nước, thì đây là một Để án về phát triển NNHC của một tỉnh ở ĐBSCL. Tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu một sáng kiến hết sức có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, khi mọi người đều quan tâm đến bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững, hữu cơ. Hy vọng rằng, sau tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam sẽ có nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục có nhiều Đề án nữa, nhằm làm cho phong trào sản xuất và thị trường nông sản hữu cơ ngày một phát triển bền vững.

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook