Hưởng ứng chủ trương của chính phủ về phát triển Nông nghiệp Hữu cơ, thông qua liên kết “4 Nhà”, Sở NN&PTNT thành phố Cần Thơ đã cùng với Viện AOI tổ chức chuyển tham quan mô hình lúa hữu cơ và thăm, làm việc với các doanh nghiệp/HTX nhẵm xây dựng kế hoạch hợp tác liên kết phát triển các mô hình sản xuất nông sản hữu cơ có chứng nhận trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Đại diện Sở Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ, các phòng ban liên quan của Sở đã cùng với Viện AOI đến thăm HTX Tấn Đạt (thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vinh Long), đây là một HTX đã được chứng nhận quốc tế về sản xuất Lúa hữu cơ trên nền đất chuyên canh lúa 3 vụ/năm.
Tại đây, Giám đốc HTX đã có buổi chia sẽ kinh nghiệm và tâm huyết về thực hiện mô hình Nông nghiệp Hữu cơ, bên cạnh những thành tựu, thế mạnh, Ông cũng chia sẽ những khó khăn, thách thức khi thực hiện. Ông nhấn mạnh yếu tố con người là quan trọng nhất. như HTX của Ông đạt được thành công là nhờ vào sự đoàn kết, cùng chung mục tiêu, thực hiện cùng nhau của nông dân. Nông dân tham gia HTX giao đất cho HTX dưới sự quản lý của HTX, sự hỗ trợ của chính phủ, sự đầu tư tù các tổ chức, tư vấn thực hiện của Viện đã đạt được thành công ngoài mong đợi, nông dân tham gia HTX được chia sẻ lợi nhuận công bằng từ mô hình Hữu cơ mang lại.
Hình 1, 2 Viện AOI cùng Sở Nông nghiệp TP. Cần Thơ thăm và trao đổi với HTX Tấn Đạt huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Buổi tham quan mô hình và trao đổi kinh nghiệm rất có ý nghĩa thiết thực, giúp cho các thành viên thấy được hiệu quả của mô hình hữu cơ mang lại về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nhu cầu tái cơ cấu sản xuất theo hướng hữu cơ có chứng nhận ngày càng cao, thúc đẩy các Sỏ ban ngành trên cả nước nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng nỗ lực phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ. Năm 2022, hứa hẹn là một năm của nông nghiệp hữu cơ, Viện AOI càng gia tăng nỗ lực tham gia hỗ trợ, liên kết với các tỉnh, nông dân, doanh nghiệp lan tỏa, xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ rộng khắp các tỉnh ĐBSCL và nhiều vùng trong cả nước.
Cũng trong ngày 28/1/2022, mặc dù cận Tết Nguyên đán nhưng các Doanh nghiệp vẫn dành thời gian gặp gỡ Đoàn công tác, chúc mừng năm mới và cùng nhau bàn bạc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông sản hữu cơ. Viện AOI gặp gỡ công ty Trái cây Trân ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Hai bên đã có những trao đổi ban đầu, phía doanh nghiệp cũng có những mong muốn xây dựng mô hình hữu cơ đạt chuẩn quốc tế cho các nông sản địa phương như: vú sữa, bưởi, sầu riêng… Sắp tới Doanh nghiệp cũng quyết tâm đồng hành cùng nông dân xây dựng mô hình hữu cơ trên các loại cây ăn quả đạt chuẩn quốc tế. Sự quan tâm và tham gia liên kết từ phía doanh nghiệp là cầu nối vững chắc, góp phần phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Hình 3 Gặp gỡ Công ty Trái cây Trân tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Tiếp nối là cuộc gặp gỡ HTX nông sản Xanh , thành phố Cần Thơ. Đây là một HTX khá lớn, hoạt động như một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Bước đầu hai bên hết sức hứng thú với nỗ lực hợp tác sản xuất các sản phẩm hữu cơ. HTX rất quan tâm và sẵn sàng hợp tác liên kết nông dân và doanh nghiệp tham gia trong các chuỗi liên kết sản xuất rau quả, lúa hữu cơ. Góp phần đưa các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế Việt Nam và Quốc tế phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Hình 4. Gặp gỡ HTX Nông sản Xanh, thành phố Cần Thơ
Cuối ngày, Nhóm chuyên gia Viện AOI tiếp tục gặp gỡ Đại diện công ty Đaị Dương Xanh đối tác lâu năm cùng đồng hành với Viện AOI trong quá trình xây dựng mô hình hữu cơ ở khắp các tỉnh ĐBSCL. Trong năm 2022, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Viện AOI và các HTX tiếp tục phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày càng lan tỏa sâu rộng và bền vững hơn nữa.
Hình 5 Viện AOI gặp gỡ và làm việc với Đại diện Công ty XNK Đại Dương Xanh tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Phát triển nông nghiệp hữu cơ cần có sự liên kết “4 nhà” . Trong dố sự cộng tác của các Doanh nghiệp là nguồn sức mạnh to lớn giúp nông dân tự tin vững bước thực hiện nông nghiệp hữu cơ. Để có được sự thành công của các mô hình hữu cơ trong các năm vừa qua, không thể thiếu sự quan tâm từ Chính phủ, Chính quyền địa, các Ban ngành, Doạnh nghiệp và tất cả bà con nông dân cùng nhau nỗ lực tham gia. Viện AOI mong rằng trong tương lai, sự liên kết 4 bên sẽ càng bền chặt hơn, cùng nhau đồng hành, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ của nước nhà, vì mục tiêu chung bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.
Nhóm Admin Viện AOI
Trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức Mekong Organics và Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI),
Ngày 15/4/2021, dự án GRAISEA 2 (RECERD) do tổ chức Oxfam tài trợ đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Nông Nghiệp An Giang tổ chức buổi tọa đàm
Với phương châm “Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững”, các nhà khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp Hữu cơ của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI) luôn luôn mong ước ngày càng lan tỏa xu hướng sản xuất hữu cơ bền vững ra nhiều cây, con, sản phẩm nông nghiệp và ra nhiều vùng miền trên cả nước. Từ ngày 23-25/3/2021, nhóm chuyên gia về Nông nghiệp Hữu Cơ (AOI) đã có chuyến công tác tư vấn và hợp tác xây dựng mô hình các cây công nghiệp (Cà phê, Tiêu…) trên vùng Tây Nguyên với các Doanh nghiệp, HTX kinh doanh, dịch vụ hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng sản xuất và kinh doanh sản phẩm hữu cơ bền vững (Tập doàn Nông nghiệp CNC Vương Đình, HTX Linh Nham (Gia Lai),…
Hình 1: Vùng nguyên liệu tiêu hữu cơ của HTX Linh Nham
Đối với cây Tiêu, thông qua hợp tác liên kết xây dựng mô hình hữu cơ đạt chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế, Hợp tác xã Nông nghiệp Linh Nham (HTX NN Linh Nham) đã hoàn thành việc tái đánh giá chứng nhận cho hạt tiêu đen theo tiêu chuẩn Hữu cơ Quốc tế (USDA và EU) tại xã Đắk DJRang, huyện MangYang, tỉnh Gia Lai. Nhóm chuyên gia AOI và Đơn vị chứng nhận Control Union đã làm việc tại Hợp tác xã trong 2 ngày nhằm tái đánh giá chứng nhận tiêu hữu cơ cho HTX NN Linh Nham.
Hình 2: Châu - Giám đốc HTX NN Linh Nham (bìa phải); Hiếu - đơn vị chứng nhận Control Union (bìa trái); Tánh - đơn vị tư vấn Viện AOI (vị trí thứ 3 từ trái sang phải); và các thành viên của HTX NN Linh Nham |
Hình 3: Châu - Giám đốc HTX NN Linh Nham (bìa phải); Hiếu - đơn vị chứng nhận Control Union (bìa trái); Minh - đơn vị tư vấn Viện AOI (vị trí thứ 3 từ trái sang phải); và các thành viên của HTX NN Linh Nham |
Giám đốc HTX NN Linh Nham, anh Nguyễn Thành Châu có những chia sẻ: “làm hữu cơ không phải chỉ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ để giúp bảo vệ sức khỏe con người, nó còn liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và các sinh vật sống trong môi trường đó nữa”. Ngoài ra anh rất cảm ơn các chuyên gia tư vấn đã làm việc rất chuyên nghiệp, nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm từ Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp hữu cơ Á Châu (Viện AOI).
Hình 4: Ts. Nguyễn Công Thành - Viện trưởng Viện AOI
Thông qua việc chứng nhận sản phẩm tiêu hữu cơ, giá trị hạt tiêu đã được gia tăng hơn sản phẩm thông thường và nhất là khoảng thời gian hạt tiêu bị rớt giá trầm trọng như vừa qua. Đặc biệt, nhờ đạt sản phẩm chúng nhận hữu cơ, HTX NN Linh Nham đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, càng làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm lên hàng chục lần so với nguyên liệu thô, giúp cho thành viên HTX gia tăng thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hợp tác với phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam thực hiện dự án “Thúc đẩy hợp tác khu vực tư nhân nhằm phát triển mô hình kinh doanh toàn diện(IB) và đầu tư có trách nhiệm (RI) trong chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam. (2019-2020)
Nội dung Hội thảo: Triển khai Đề án dự thảo, đàm phán liên kết và ký kết bản ghi nhớ giữa các bên liên quan. Đề án nói trên gồm Đại diện Sở NN&PTNT, Các Doanh nghiệp tham gia liên kết, Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ liên kết, các HTX/THT sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực được định hướng.
Hình 2: Tiến sỹ Nguyễn Công Thành (Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Á Châu - Viện AOI) giới thiệu tóm tắt các nội dung chính của Hội thảo
Hình 3, 4, 5: Một số hình ảnh của hội thảo
Cuộc Hội thảo đã được sự tham gia của các công ty đã và sẽ quan tâm đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất - thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực của tỉnh Sóc Trăng như: Công ty Hồng Tân Food; Công ty TNHH XNK Đại Dương Xanh; Công ty CP Trương Việt; Công ty Hitech; Công Ty TNHH Một Thành Viên Trịnh Văn Phú; Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu; Công ty TNHH TMDV XNK Hoa Cát; Các công ty cung ứng đầu vào phân bón, chế phẩm sinh học, hữu cơ,… Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia của các cơ quan chứng nhận NN Hữu cơ như Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert (chứng nhận hữu cơ Việt Nam); Công Ty TNHH Control Union Việt Nam (chứng nhận hữu cơ quốc tế). Và đặc biệt có sự tham dự và đóng góp ý kiến cho Hội thảo của anh hùng Lao động Hồ Quang Cua.
Hình 6: Tiến sỹ Thành (Viện trưởng Viện AOI) chia sẻ những cơ hội và thách thức về việc Phát triển Nông nghiệp Hữu Cơ với phóng viên VTV
Hình 7: Kỹ sư Tánh (Viện phó Viện AOI) báo cáo dự thảo đề án
Hình 8: Ông Phương - Đại diện Sở Nông Nghiệp tỉnh Sóc Trăng
Hình 9: Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua
Hình 10: Ông Hoàng Minh Huy (Viện Chính sách Chiến lược PT NNNT)
Hình 11: Bà Yến Hằng (Giám đốc công ty Lương Thực Hồng Tân)
Hình 12: Bà Nguyễn Thị Hằng (Giám đốc Công ty Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề)
Hình 13: Ông Kiệt (P. Giám đốc Công ty Trịnh Văn Phú)
Hình 14: Ông Tuấn (Đại diện tổ chức chứng nhận Hữu Cơ Quốc Tế tại Việt Nam - Control Union)
Hình 15: Ông Út (Đại diện Tổ hợp tác ấp 15 - xã Thạnh Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng)
Hình 16: Ông Hồng (Đại diện Hợp tác xã Lúa - Tôm Hòa Đê)
Hội thảo đã bàn và lập kế hoạch dự kiến các chuỗi liên kết sản xuất, chứng nhận và thị trường các sản phẩm của tỉnh Sóc Trăng như: Lúa-tôm hữu cơ, Lúa 2 vụ, Lúa-cá, Mãng cầu gai, Bưởi da xanh/Bưởi Năm Roi, Xoài (Cát Chu, Hòa Lộc…), Dừa Cù Lao Dung, Hành tím Vĩnh Châu, Rau màu các huyện, thị/thành phố Sóc Trăng, Nhãn Vĩnh Châu,… giữa một số Doanh nghiệp tiềm năng với các HTX/THT sản xuất các cây trồng chủ lực nói trên. Tuy nhiên, đây mới là dự kiến, các bên còn phải thảo luận các bước đi tiếp theo một cách chi tiết hơn.
Ban tổ chức Hội thảo và Sở NN&PTNT, Chi cục QLCL Nông Lâm Sản & Thủy sản, và các cơ quan phối hợp kêu gọi các Doanh nghiệp quan tâm tham gia vào Đề án bằng cách đăng ký liên kết SX-TT các sản phẩm nông nghiệp mà Doanh nghiệp hiện có thị trường xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước.
Hình 17: Các đơn vị ký kết Biên bản ghi nhớ liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản hữu cơ
Sau Quyết định 855 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” của cả nước, thì đây là một Để án về phát triển NNHC của một tỉnh ở ĐBSCL. Tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu một sáng kiến hết sức có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, khi mọi người đều quan tâm đến bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững, hữu cơ. Hy vọng rằng, sau tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam sẽ có nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục có nhiều Đề án nữa, nhằm làm cho phong trào sản xuất và thị trường nông sản hữu cơ ngày một phát triển bền vững.
Nông nghiệp Hữu cơ đang trên đà phát triển và thị trường lúa gạo Hữu cơ tại Việt Nam đang trở thành cơ hội tiềm năng cho những doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có trách nhiệm và có hướng đi dài hạn và bền vững. Việc này cũng cho thấy được thị trường lúa gạo hữu cơ đang có sự cạnh tranh gắt gao. Nhằm đẩy mạnh những lợi thế về chất lượng hàng hóa của mình, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng vùng nguyên liệu liên kết với các HTX và nhóm nông dân. Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, coi trọng sự quan tâm về sức khỏe của khách hàng, của người lao động trực tiếp, và sức khỏe của môi trường canh tác (bao gồm đất đai, nước, không khí và sự tác động của hệ sinh thái xung quanh môi trường canh tác).
Công ty Lương thực MS 2019, đã thể hiện sự quan tâm này, thông qua hợp tác với Viện Nghiên Cứu và Phát Triển NN Hữu Cơ Á Châu (AOI) cùng tổ chức “Hội thảo Tập huấn chuỗi liên kết giá trị vùng trồng lúa hữu cơ” ngày 11/9/2020, tại Hội trường UBND xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Hội thảo tập huấn có sự trao đổi, chia sẻ nhiệt tình của các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Nông nghiệp Hữu cơ như: Tiến sỹ Nguyễn Công Thành (Viện Trưởng Viện AOI), Tiến sỹ Vũ Tiến Khang (Viện Phó Viện AOI), Thạc sỹ Bùi Đình Đường (Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Khoa học Kỹ thuật Viện AOI), Tiến sỹ Trần Kiều Trang (Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tê, AOI), Kỹ sư Nguyễn Quang Minh (Chuyên viên của Viện AOI) và sự tham gia của gần 60 đại biểu là cán bộ quản lý, kỹ thuật và khuyến nông của tỉnh, huyện và xã vùng dự án, Ban quản trị 4 HTX trong huyện và nông dân.
Nội dung của Hội thảo Tập huấn đi sâu giới thiệu về các khái niệm, tiêu chuẩn và nguyên lý Nông nghiệp Hữu cơ, các chứng nhận hữu cơ, quy trình canh tác lúa hữu cơ, chia sẻ xu hướng và các quy trình, giải pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên cây lúa và cây trồng nói chung.
Đại biểu khách mời tham gia đợt tập huấn lần này có các cơ quan nhà nước như: Đại diện Sở Nông nghiệp, Trung tâm KN tỉnh Vĩnh Long, Trạm BVTV huyện, Hội Nông dân huyện, Trạm Khuyến nông, cùng các thành viên của UBND các xã vùng dự án.
Hình 1: Các thành phần tham gia buổi hội thảo
Đại biểu tham gia tập huấn nhiều nhất là Hợp tác xã (HTX) Hiếu Thuận, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, với hơn 40 xã viên cùng Ban quản trị HTX. Nhiều đại biểu đã nhiệt tình trao đổi và chia sẻ với chuyên gia về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của việc sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ.
Hình 2
Hình 3
Hình 2, 3 và 4: Các Giảng viên từ Viện AOI chia sẻ về Khái niệm, nguyên lý và tiêu chuẩn về Nông nghiệp Hữu cơ, các chứng nhận, quy trình sản xuất, xu hướng và giải pháp sản xuất hữu cơ
Đối với công ty Lương Thực MS2019 không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh sản phẩm lúa gạo hữu cơ mà còn cung ứng các sản phẩm sinh học của công ty trong việc tạo ra hạt gạo hữu cơ phù hợp quy trình canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn EU, USDA và JAS. Công ty đã thể hiện đầu tư kinh doanh có trách nhiệm, nâng cao thu nhập cho HTX và nông dân; thông qua hội thảo tập huấn tạo điều kiện giúp nông dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác và thấy được lợi ích to lớn từ việc canh tác lúa theo quy trình hữu cơ các tiêu chuẩn EU, USDA và JAS.
Không giống với các quy trình canh tác lúa theo hóa học, canh tác lúa hữu cơ là quy trình canh tác không sử dụng hóa chất phân bón và thuốc trừ sâu, thay bằng phân bón và chế phẩm BVTV hữu cơ, sinh học giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho con người và vật nuôi.
Qua buổi hội thảo, các thành viên Hợp tác xã đã hiểu được quy trình canh tác lúa hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc tế và tự tin sẽ áp dụng vào mùa vụ sắp tới. Viện AOI cùng công ty Lương Thực MS2019 và các cơ quan liên quan có buổi gặp gỡ trao đổi và định hướng sắp tới về nhân rộng mô hình lúa hữu cơ cùng nhau, góp phần vào quá trình phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, các lớp tập huấn cho các Hợp tác xã (HTX) đã được tổ chức tại các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang do Viện Nghiên Cứu và Phát triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Á Châu
Sau thành công về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa-tôm hữu cơ, ở ĐBSCL trên những cây trồng chính cho an ninh lương thực con người, nhóm dự án tiếp tục nhân rộng nông nghiệp hữu cơ đến cây tiêu ở tỉnh Kiên Giang (ĐBSCL) và vùng Tây Nguyên của đất nước.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á châu (AOI) quy tụ những nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn sản xuất hữu cơ và chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu